Categories: Tổng hợp
Published by

Bài viết Lý thuyết Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

Lý thuyết Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Bài giảng: Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. Ví trí, cấu tạo

1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn

– Các kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.

– Các kim loại kiềm đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

2. Cấu tạo

– Cấu hình electron nguyên tử: ns1.

– Các kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác. Từ Li đến Fr, I1 giảm dần.

– Cấu tạo đơn chất: các đơn chất nhóm IA đều có cấu tạo mạng lập phương tâm khối.

II. Tính chất vật lý

– Liên kết kim loại yếu

– Là những kim loại rất nhẹ và mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, giảm từ Li đến Fr.

– Độ cứng nhỏ

III. Tính chất hóa học

– Các kim loại kiềm có tính khử mạnh: M → M+ + 1e.

– Trong mọi hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1.

1. Tác dụng với phi kim: O2, halogen, S,…

Chú ý:

– Tác dụng với oxi khô tạo peoxit: 2Na + O2 → Na2O2 (r)

– Tác dụng với oxi không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo Na2O.

2. Tác dụng với axit: 2M + 2H+ → 2M+ + H2

Na + HCl → NaCl + 1/2 H2↑

Na dư + H2O → NaOH + 1/2 H2↑

3. Tác dụng với nước: 2M + 2H2O → 2MOH(dd) + H2

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

4. Tác dụng với dd muối

Khi cho Na tác dụng với dd muối CuSO4 sẽ có bọt khí và kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Chú ý: Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch muối, đầu tiên kim loại kiềm sẽ tác dụng với nước sau đó bazo sinh ra có thể tác dụng với muối.

IV. Ứng dụng, điều chế

1. Ứng dụng:

– Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy.

– K, Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

– Cs dùng chế tạo tế bào quang điện.

– Dùng để điều chế một số kim loại quí hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

– Dùng làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

2. Điều chế:

Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.

Ví dụ:

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Lý thuyết Kim loại kiềm
  • Lý thuyết Kim loại kiềm thổ
  • Lý thuyết Nhôm
  • Dạng 1: Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
  • Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

This post was last modified on 05/05/2024 13:24

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago