Tinh dầu tràm có những công dụng và hiệu quả gì trong cuộc sống?. Liệu loại tinh dầu này có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai? Vì sao dầu tràm được nhiều chị em tin dùng đến thế? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Tinh dầu tràm là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ các bộ phận như: cành, lá, thân của cây tràm. Trên thị trường hiện nay có 2 loại phổ biến là: Tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà.
Bạn đang xem: 10+ công dụng và các lưu ý khi dùng tinh dầu tràm bạn nên biết
Tinh dầu tràm gió: Chiết xuất từ cây tràm gió, một loại cây thân gỗ có nhiều ở Đông Nam Á. Thành phần chủ yếu của loại tinh dầu này là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó, Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó, chính vì thế, tràm gió thường được dùng nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh.
Bài viết này sẽ nói chủ yếu về công dụng phòng và trị bệnh của tinh dầu tràm nên các bạn có thể hiểu rằng ở đây chúng tôi đang đề cập đến tác dụng của tinh dầu tràm gió nhé.
Tinh dầu tràm nguyên chất là loại tinh dầu được sản xuất 100% từ cây tràm đúng phương pháp. Không pha loãng thêm phụ gia hay nước.
Tinh dầu tràm nguyên chất sẽ có màu vàng nhạt ngả xanh trong cùng mùi hương đặc trưng của cây tràm. Khi thoa tinh dầu này lên da sẽ thấm rất nhanh chứ không lưu lại lâu gây nhờn rít. Nếu thoa lên da mà cảm giác bết dính thì chính là tinh dầu tràm kém chất lượng.
Ngoài ra, có thể nhận biết độ nguyên chất của tinh dầu tràm bằng cách cho vài giọt vào nước. Tinh dầu nhẹ hơn nước nên sẽ không bị hòa tan.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm là Cineol và α-Terpineol, đây là 2 chất có tính kháng khuẩn, làm sạch cao, thường được dùng để điều chế thành thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra. Ngoài ra, Cineol còn làm nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn… và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Vì vậy, công dụng dầu tràm phổ biến nhất là để làm ấm cơ thể cũng như đường hô hấp, làm sạch mũi, phế quản, loại bỏ các tác nhân gây hại và giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
Dầu tràm có tác dụng gì? Để làm giảm các triệu chứng ho, người ta thường sử dụng tinh dầu tràm bởi tác dụng của tinh dầu tràm rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể, giúp phòng và điều trị ho cho mọi người.
Có rất nhiều phương pháp trị ho bằng tinh dầu tràm có thể áp dụng như: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước tắm, sử dụng đèn xông tinh dầu để xông, hay pha tinh dầu với nước để uống hoặc đối với trẻ nhỏ, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào khăn quàng cổ cho bé…
Tinh dầu tràm có tính ấm vì vậy rất phù hợp để tránh gió, chống cảm lạnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Để phòng cảm lạnh cho bé, sau khi tắm bạn có thể thoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân, bàn tay, sau dái tai… – những vị trí dễ bị ứ đọng huyết độc, khí độc trên cơ thể.
Vào mùa đông, bạn có thể nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm. Nó không những không gây kích ứng mà còn giúp cơ thể ấm hơn, kinh mạch trong người lưu thông, khả năng chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, cần tránh không được để nước có tinh dầu tràm dính vào mắt bởi nó sẽ làm mắt bị cay, rất khó chịu.
Đau cơ mỏi khớp là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Khi các chức năng trong cơ thể dần suy yếu, sức khỏe kém dần và khả năng hấp thụ trao đổi chất không còn khỏe như xưa thì xương khớp sẽ không được linh hoạt và cứng cáp nữa, khi vận động dễ bị nhức mỏi xương khớp.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định: một trong những tác dụng tinh dầu tràm đó là hỗ trợ giảm đau xương khớp, nhức mỏi cơ hiệu quả.
Xông tinh dầu tràm hoặc thoa trên da kết hợp xoa bóp sẽ tăng khả năng lưu thông của máu, khả năng trao đổi, vận chuyển chất cũng tăng nên xương được chắc khỏe hơn. Chăm chỉ xoa bóp và tập thể dục vấn đề đau cơ, đau khớp sẽ thuyên giảm.
Xem thêm : Tổng hợp 20+ món quà sinh nhật tặng bố 40, 50, 60 tuổi ý nghĩa
Ngoài ra, người thường xuyên bị đau đầu, đau cơ, đau dây thần kinh khi chơi thể thao… cũng có thể sử dụng dầu tràm để làm thuyên giảm các triệu chứng này bởi khi massage, tinh dầu tràm có tác dụng làm giảm căng cứng và giúp các bó cơ được thư giãn hơn.
Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước ấm để uống để giảm cơn đau bụng do co thắt dạ dày.
Nếu bạn bị nấm hay nổi mẩn đỏ, vi khuẩn ngoài da thì ngoài các loại thuốc bôi, thuốc uống được chỉ định, bạn nên sử dụng thêm tinh dầu. Bạn có thể thoa tinh dầu tràm lên vùng da bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan và rút ngắn thời gian bị nấm.
Dầu tràm có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh trên da. Hoặc có thể tắm với nước có chứa tinh dầu tràm cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm nhanh tình trạng nấm, ngứa, mẩn đỏ…
Mụn trên da chủ yếu là do làm sạch không kỹ khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi tạo thành viêm nhiễm. Một tác dụng của dầu tràm được nhiều chị em truyền tai đó là dùng tăm bông chấm tinh dầu tràm lên vết mụn để mụn nhanh xẹp và không để lại thâm. Việc này giống như một bước sát khuẩn, làm ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn vi trùng trên da giúp nốt mụn bớt sưng to cũng như ngăn không cho mụn lan sang vùng da khác.
Ngoài ra, chấm mụn bằng tinh dầu tràm còn giúp vết mụn nhanh lành và không để lại vết thâm trên da.
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì thế mà độ ẩm luôn ở mức khá cao, khiến cho nấm mốc sinh trưởng nhanh chóng, cùng với đó thì thời tiết giao mùa cũng trở nên khắc nghiệt hơn gây nên nhiều căn bệnh về hô hấp.
Do đó, để phòng tránh các loại bệnh hô hấp có thể xảy ra, chúng ta cần thường xuyên thanh lọc không khí trong không gian sống của bản thân và gia đình. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm là một cách giúp bạn làm được điều này.
Tinh dầu tràm được khuếch tán sẽ lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong không gian, tiêu diệt nấm mốc, ức chế và chống lại virus, vi khuẩn gây hại, ổn định được môi trường không khí xung quanh bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong nha khoa? Câu trả lời là khả năng kháng khuẩn chống viêm của dầu tràm có công dụng lớn trong việc giảm đau và khử mùi hôi răng miệng.
Tình trạng đau nhức răng thường gây ra bởi sâu răng. Khi răng không được làm sạch đúng cách hoặc làm sạch không kỹ, các vụn thức ăn kẹt trong các kẽ răng sẽ là nguồn sinh sôi vi khuẩn khiến cho lớp men bị phá vỡ, tủy răng bị tổn hại gây ra đau răng hoặc nướu bị viêm gây ra đau đớn.
Để làm giảm cơn đau răng nhức nhối các bạn chỉ cần sử dụng cục bông gòn vừa đủ, chấm vào tinh dầu tràm rồi cho vào vùng răng sâu và ngậm chặt bông lại. Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm trong tinh dầu sẽ làm dịu đi cơn đau, loại bỏ những vi khuẩn gây sâu răng, tổn hại men răng…
Mùi hôi miệng cũng có nguyên nhân từ sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Nhằm giảm bớt mùi hôi miệng, bạn có thể pha một vài giọt tinh dầu tràm gió tự nhiên vào trong nước muối ấm, sau đó khuấy đều, rồi ngậm hỗn hợp vào trong miệng trong vòng 1 phút, súc miệng và nhổ ra ngoài.
Một cách khác để khử mùi hôi răng miệng hiệu quả đó là súc miệng nước muối 2 lần sáng và tối. Các hoạt chất có trong nước muối sẽ giúp làm miệng hết mùi hoặc hạn chế mùi hôi miệng. Lấy lại tự tin và đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm nước muối súc miệng Dr. Muối tại đây
Xem thêm : 1 bát cháo chứa bao nhiêu calo? Ăn cháo có béo không?
Tác dụng của tinh dầu tràm gió đó là làm sạch sâu da đầu và loại bỏ những mảng gàu cũng như những loại ký sinh trùng đáng ghét. Từ đó giúp các nang tóc trở nên khỏe hơn, hạn chế được tình trạng rụng tóc. Tinh dầu tràm gió cũng giúp điều tiết lượng nhờn cho da đầu và phục hồi mái tóc bị hư tổn, giúp tóc luôn suôn mượt tự nhiên.
Viêm xoang là chứng bệnh hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Hiện nay, việc sử dụng tinh dầu tràm được coi như là phương pháp trị liệu tự nhiên để điều trị viêm xoang.
Tất cả những gì bạn cần là một bát nước nóng, một chai tinh dầu tràm và một chiếc khăn lông to. Thêm vào bát nước 2 – 3 giọt tinh dầu tràm sau đó trùm khăn kín mặt để xông mũi trong khoảng 20 – 30 phút.
Khi hơi nước bốc lên sẽ đưa tinh dầu vào khoang mũi để làm mềm dịch nhầy, khiến chúng dễ dàng đào thải ra ngoài, mang lại sự thoải mái, sạch sẽ cho khoang mũi.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy xông mặt, máy xông khí dung có thể sử dụng kết hợp với tinh dầu, giúp đem lại hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so với cách xông đơn giản bên trên.
Chăm chỉ làm cách này kết hợp với việc đeo khẩu trang ở những nơi khói bụi ô nhiễm, chứng viêm xoang sẽ được chữa khỏi rất nhanh.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nhiều doanh nghiệp nhìn thấy được những tác dụng dầu tràm trong việc phòng các bệnh hô hấp nên đã tích cực ứng dụng vào nghiên cứu.
Một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân phổ biến đó là: khẩu trang phủ muối, hấp tinh dầu tràm.
Thoa trực tiếp dầu tràm lên da và giữ cho cơ thể luôn thông thoáng là cách giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả. Công dụng dầu tràm này rất tốt và phù hợp cho những người ở xứ lạnh, giữ ấm cơ thể trong trường hợp bị sốt vẫn phải ra ngoài.
Suy hô hấp gây ra các triệu chứng khó chịu cho người mắc phải như khó thở, tức ngực, đau đầu,.. Lúc này hãy lấy chai tinh dầu tràm và đưa luôn mũi để hít thở và giữ ấm vùng mũi. Hơi thở sẽ được điều hòa lại, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
Nếu gặp cảm giác đầy bụng, khó tiêu dù đã ăn xong lâu, hãy thoa một ít tinh dầu tràm vào bụng và massage đều để thức ăn nhanh tiêu hóa hơn.
Một vài lưu ý khi thoa tinh dầu tràm cần nhớ:
Vì tinh dầu tràm có tính sát khuẩn cao, nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi dùng cho bé. Không nên dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ trên 6 tháng nên thoa lên mu bàn tay để kiểm tra xem da có bị kích ứng với tinh dầu tràm trước khi thoa các vùng da rộng.
Ngoài ra, tinh dầu tràm cũng không phù hợp với những người bị bệnh hen suyễn hoặc tiền căn hen suyễn. Vì nếu hít phải mùi tinh dầu có thể gây ra cơn hen cấp nguy hiểm.
Trên đây là bài viết do Dr. Muối tổng hợp thông tin và được xác nhận bởi các bên liên quan có uy tín về tinh dầu tràm, mang tính chất chia sẻ và tham khảo không thay thế cho việc điều trị y khoa hay chẩn đoán các loại bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 04:40
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…