1. Sóng điện từ là gì?
Sóng điện từ hay còn gọi là bức xạ điện từ đó là một sự kết hợp giữa dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau. Chúng sẽ lan truyền trong không gian như một loại sóng, và vì chúng là sóng nên chúng sẽ có tính chất hạt thường gọi là hạt “photon”. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, chúng sẽ mang theo các thông tin, năng lượng và động lượng. Bước sóng của sóng điện từ sẽ rơi vào khoảng từ 400nm đến 700nm và chúng có thể được quan sát bằng mắt thường thông qua ánh sáng chúng phát ra.
2. Đặc điểm của sóng điện từ
Thông thường thì sóng điện từ sẽ có chung các đặc điểm với nhau và cụ thể thì chúng sẽ có các đặc điểm như sau:
Bạn đang xem: Công thức tính bước sóng điện từ
– Chúng có thể lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không và chúng là loại sóng duy nhất lan truyền được trong chân không
– Chúng cũng có các tính chất của sóng cơ như: phản xạ, khúc xạ, giao thoa, … Và cũng tuân theo các quy luật truyền thẳng, giao thoa, khúc xạ,…
– Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc được gọi là sóng vô tuyến
– Sóng điện từ là thuộc loại sóng ngang nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng.
– Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất và bằng c = 3.108 m/s.
– Chúng luôn tạo thành một tam diện thuận
– Sóng điện từ có mang năng lượng và năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.
– Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
3. Tính chất của sóng điện từ
Xem thêm : Review 3 loại sữa dưỡng thể Hazeline tốt nhất
– Sóng điện từ và sóng cơ có bản chất khác nhau nhưng đều là quá trình nhưng đều là quá trình truyền năng lượng
– Môi trường sóng điện từ truyền trong được cả trong môi trường vật chất kể cả là môi trường chân không
– Bước sóng của sóng điện từ mà mạch phát ra hay thu được:
Và vận tốc truyền sóng phụ thuộc trong môi trường (Trong chân không truyền với vận tốc ánh sáng)
– Sóng điện từ là sóng ngang, trong quá trình truyền sóng B và E luôn có phương vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng nhưng biến thiên cùng pha
– Sóng điện từ có thể:
+ Sóng điện từ tuân theo định luật phản xạ, định luật khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ, …của tần số.
4. Nguyên tắc khi truyền sóng điện từ
Để có thể truyền sóng điện từ đi thì ta cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
– Để âm thanh và hình ảnh có thể truyền đi xa thì ta cần biến điệu chúng thành các dao động điện, tức tín hiệu âm tần. Với AM là biến điệu biên độ và FM là biến điệu tần số.
– Cần phải dùng sóng ngang, tức sóng cao tần để có thể truyền đi.
Xem thêm : Học phí Đại học Nông lâm Huế năm 2023 có tăng?
– Cần phải tách sóng: tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần.
– Khuếch đại tín hiệu thu được khi có cường độ nhỏ.
>>>Xem thêm: Đặc điểm và vai trò của bước sóng qua bài viết của ACC GROUP
5. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
Các vùng sóng ngắn sẽ ít bị hấp thụ:
Thông thường thì các phân tử không khí trong khí quyển sẽ hấp thụ rất mạnh các sóng dài, dòng trung và sóng cực ngắn nên loại sóng này không thể truyền đi xa. Trong một số vùng tương đối hẹp thì sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ bởi không khí.
Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li:
Dành cho những bạn nào quên hoặc chưa biết thì tầng điện ly là một lớp khí quyển. Trong đó các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại ánh sáng mặt trời. Chúng thường nằm ở độ cao 80÷800km. Các loại sóng ngắn vô tuyến sẽ phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và cả bề mặt nước biển. Nhờ tính chất đệm sóng giữa các bề mặt vừa kể mà sóng có thể truyền đi rất xa.
6. Phân chia bức xạ của sóng điện từ
Các bạn có thể tham khảo bảng phân chia bức xạ của sóng điện từ dưới đây nhé.
>>>Xem thêm: Bước sóng là gì? qua bài viết của ACC GROUP
7. Vận tốc truyền của sóng điện từ
Trong quá trình truyền sóng đi trong không gian, thông thường sẽ bị cản bởi các vật chất có trong bầu khí quyển. Chính vì thế nếu ta muốn biết chính xác vận tốc sóng thì phải xét chúng trong môi trường chân không. Trong môi trường chân không, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng vận tốc của bức xạ điện từ hay sóng điện từ là không đổi. Và chúng sẽ có giá trị là c = 299.792.458 m.s, tương đương với vận tốc ánh sáng vì chúng về bản chất là một mà đúng không nào.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp