Từ Bộ luật Lao động đầu tiên ra đời vào năm 1994 cho đến trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động năm 2012 thì ‘công đoàn’ là tổ chức duy nhất đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Khi Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thì sử dụng thuật ngữ “Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”, tuy nhiên, bản chất của tổ chức này vẫn là “Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.” Do đó, vẫn là bình mới rượu cũ.
Bạn đang xem: Công đoàn Cơ sở & Tổ chức của Người lao động tại Doanh nghiệp
Xem thêm : Lắc vòng mông có to không và lắc như thế nào để mông to hơn?
Chỉ đến khi Bộ luật Lao động năm 2019 ra đời, thì chính thức có thuật ngữ “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”, trong đó bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 3.3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tư nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”
Thực tiễn đã chứng minh vai trò của Công đoàn chưa hoạt động hiệu quả, không thực hiện tốt chức năng là một tổ chức đại diện độc lập cho quyền và lợi ích của người lao động vì tổ chức và cơ chế vẫn lệ thuộc vào doanh nghiệp:
Xem thêm : Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 gồm những gì?
Hơn nữa, Việt Nam ngày càng năng động và chứng tỏ mình là một thành viên tích cực, tiến bộ trong cộng đồng quốc tế, và hội nhập để phát triển đã được Đảng chủ trương hoá thông qua Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016. Tại tiểu mục 2.10 của Nghị quyết đã quy định “Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lí có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, thành công. Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phù hợp với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản lí nhằm tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế, đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội.” Do đó, điểm tiến bộ nổi bật nhất của Bộ luật Lao động năm 2019 là đã thừa nhận hai hình thức tồn tại của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Quy định đã thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong xu thế hội nhập quốc tế.
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Tổ chức này có điều lệ riêng, và có nguồn tài chính độc lập với Công đoàn cơ sở. Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp. Điểm đáng lưu ý là, trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác.
Mặc dù các quy định của Bộ luật Lao động 2019 cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đã có hiệu từ ngày 01/01/2021 nhưng cho đến nay vẫn chưa có tổ chức nào của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập. Lý do là vì việc thành lập, gia nhập và hoạt động của các tổ chức này như thế nào vẫn cần phải đợi hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ, như hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền đăng ký thành lập; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp,… Mong rằng Chính phủ sẽ nhanh chóng ban hành các hướng dẫn cần thiết để các quy định của Bộ luật Lao động 2019 sớm đi vào thực tiễn để giúp bảo vệ hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn lợi ích của tập thể người lao động.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/03/2024 17:02
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024