Categories: Tổng hợp

Quy định về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy người dân cần biết để tránh bị phạt

Published by

Tốc độ tối đa của xe máy (xe mô tô) các khu vực

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ của xe máy (xe mô tô) được quy định như sau:

Tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; Tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Theo quy định của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là đường đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.

Tốc độ tối đa của xe ô tô

Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Điều 9 Thông tư 31/2019 cũng quy định tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau: Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Thông tư nêu rõ: “Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe”.

Tốc độ tối đa của các phương tiện như ôtô, xe máy tại các khu vực như khu đông dân cư được quy định khác nhau. Ảnh minh họa: TL

Tốc độ tối đa là gì?

Tốc độ tối đa là tốc độ mà người tham gia giao thông được phép đi trong giới hạn cho phép mà pháp luật quy định. Có thể thấy, người tham gia giao thông không được vượt biển giới hạn về tốc độ cho phép.

Hành vi vượt quá tốc độ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào tốc độ đi so với tốc độ giới hạn sẽ là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.

Xe máy (mô tô), ô tô chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với xe mô tô, xe máy

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Điểm k, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Điểm g, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a, Khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c, Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h;

– Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

– Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

Lưu ý: Quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ “dưới 10 km/h” nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5-9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.

Nếu quá tốc độ từ 10 – 20 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điểm i, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nếu chạy quá tốc độ từ trên 20-35 km/h thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 6, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trường hợp đặc biệt, khi người tham gia giao thông chạy quá trên 35 km/h hoặc có các hành vi nguy hiểm khác như đuổi nhau, lạng lách, đánh võng trên đường, gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo các Điểm a,b,c, Khoản 7, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Vi phạm chạy quá tốc độ người tham gia giao thông có thể bị phạt rất nặng. Ảnh: TL

Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đâu?

Căn cứ Khoản 3, Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh (còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được cảnh sát giao thông (CSGT) sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và xử lý vi phạm.

Cũng theo khoản này, máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Đồng thời, việc tuần tra, kiểm soát của CSGT phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

L.Vũ (th)

This post was last modified on 31/03/2024 18:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago