Những phương pháp cơ bản về chữa cháy
Theo Luật PCCC, Chữa cháy là bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
Bạn đang xem: Những phương pháp cơ bản về chữa cháy
Theo khoa học về PCCC nghiên cứu quá trình chữa cháy là việc sử dụng lực lượng và phương tiện để tạo thành các điều kiện làm ngừng cháy. Nói cách khác là giảm nhiệt độ cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần.
Nói chung, để chữa cháy cần phải có lực lượng, phương tiện, nước và các vật liệu chữa cháy cùng người chỉ huy chữa cháy để tổ chức, điều hành các hoạt động cần thiết nhằm dập tắt đám cháy và hạn chế các thiệt hại về người và tài sản do đám cháy gây ra.
Theo điều 30 luật PCCC,biện pháp cơ bản trong chữa cháy:
– Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
– Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
– Thông nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
Theo điều 32 Luật PCCC, thông tin báo cháy và chữa cháy :
– Thông tin chữa cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.
– Số điện thoại báo cháy phải được thống nhất trong cả nước.
Theo điều 33 Luật PCCC, trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy :
– Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy, cơ quan tổ chức, gia đình và cá nhanh nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
– Lực lượng PCCC khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy. Trong trường hợp báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng PCCC nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
– Cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động lực lượng và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
– Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có tránh nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
Theo điều 35 luật PCCC , khi có cháy thì mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên cho việc sử dụng cho chữa cháy.
Các phương pháp làm ngừng sự cháy
– Phương pháp làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy: hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy. Phương pháp này thường áp dụng để dập tắt đám cháy chất rắn, đối với chất lỏng thì ít áp dụng.
– Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng: ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất oxy hóa ở vùng phản ứng cháy.
– Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy: làm giảm nồng độc của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.
– Phương pháp kìm hãm hóa học phản ứng cháy: làm mất khả năng hoạt hóa các tâm hoạt động của phản ứng cháy.
Các biện pháp chữa cháy
– Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa: được áp dụng trong những trường hợp cần thiết phải khống chế không cho đám cháy tiếp tục phát triển. Tiến hành dập tắt từng phần diện tích đám cháy, dần dần tiến tới dập tắt hoàn toàn đám cháy.
– Biện pháp chữa cháy theo chu vi: Được áp dụng khi lực lượng và phương tiện chữa cháy đến đám cháy đủ khả năng và điều kiện bố trí dập cháy trên toàn bộ diện tích của đám cháy, hoặc trường hợp đám cháy đang phát triển theo tất cả các hướng và mức độ đe doạ của đám cháy tới các hướng đó ngang nhau.
– Biện pháp chữa cháy theo diện tích: Được áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đủ khả năng và điều kiện phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy.
– Biện pháp chữa cháy theo thể tích: Được áp dụng khi dập các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí. Phương pháp chữa cháy theo thể tích rất hiệu quả đối với các đám cháy trong phòng kín hoặc đám cháy trong hầm cáp điện, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.
Những nguyên tắc chung trong khi chữa cháy
– Phải xác định hướng phát triển của đám cháy từ đó xác định phương pháp, bố trí lực lượng chữa cháy. Hướng phát triển của đám cháy dựa phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí và tính chất của các chất trong đám cháy.
Xem thêm : Cách làm sườn chua ngọt ngon, đậm vị
– Để chặn đứng không cho lửa lan tràn và dập tắt đám cháy cần :
+ Triển khai nhanh chóng phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển.
+ Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc tháo dỡ tạo khoảng cách chặn đám cháy.
+ Để tạo khoảng không gian không còn chất cháy không cho lửa lan nên di chuyển các chất dễ cháy xung quanh ngọn lửa.
– Nắm rõ tình hình của đám cháy để kịp thời cứu người và tài sản.
– Phải luôn luôn chú ý bảo vệ những người tham gia chữa cháy, những người còn mắc kẹt trong đám cháy, tài sản, vật liệu, phương tiện không để nước phun tràn lan làm hư hỏng.
Để hạn chế thiệt hại về tài sản và người thì yêu cầu mỗi cơ quan, tổ chức, gia đình cần trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy cho mọi người. Đối với những nơi như vậy cần trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động hoặc cần có máy bơm phòng cháy chữa cháy để kịp thời dập tắt lửa khi có cháy xảy ra.
Xem thêm: Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp