ĐIỀU 176. TỘI CHIẾM GIỮ TRÁI PHÉP TÀI SẢN
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
BÌNH LUẬN
1. Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu tài sản của người khác bằng cách cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Xem thêm : Sau sinh ăn bánh mì được không? Giải đáp từ chuyên gia
* Khách thể của tội phạm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản gồm: vật, tiền.
* Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Hành vi này có thể là: không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản bị giao nhầm; không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình tìm được hoặc bắt được. Các hành vi này chỉ bị coi là phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật nhưng người chiếm giữ tài sản không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình tìm được hoặc bắt được.
– Tài sản mà người phạm tội nhận nhầm hoặc tìm được, bắt được là tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa (Xem thêm Bình luận Điều 172).
Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm đã yêu cầu nhận lại tài sản nhưng người chiếm giữ tài sản không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? 6 lợi ích không ngờ từ thịt dê
* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
3. Về hình phạt
Điều 176 quy định 02 khung hình phạt:
– Người phạm tội quy định tại Khoản 1 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Người phạm tội quy định tại khoản 2 thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với tài sản chiếm giữ trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học và được Thủ tướng Chính phủ công nhận.[1]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 25/02/2024 12:54
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…