Chắc hẳn đa phần tất cả chúng ta đều có thể đã nghe tới cụm từ Bí thư chi bộ và Phó Bí thư chi bộ. Đặc biệt là đối với các chủ thể hiện nay đang nằm trong đội ngũ của Đảng. Bí thư chi bộ và Phó Bí thư chi bộ cũng là một chức vụ rất quan trọng giúp cho Chi bộ ngày càng hoạt động vững mạnh. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về những nhiệm vụ cũng như các quyền hạn của Bí thư chi bộ và Phó Bí thư chi bộ. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Bạn đang xem: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bí thư chi bộ và Phó Bí thư chi bộ
Hiểu về bí thư chi bộ như sau:
Bí thư chi bộ được hiểu chính là những người đứng đầu cơ sở Đảng, bí thư chi bộ giữ vai trò lãnh đạo; bí thư chi bộ sẽ chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và sẽ thực hiện việc tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy; các bí thư chi bộ sẽ thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết các mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ; bí thư chi bộ cùng với người phụ trách sẽ phụ trách đối với các đơn vị và các đoàn thể; đồng thời chủ thể là bí thư chi bộ giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên, trực tiếp đó chính là đảng ủy cơ sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư chi bộ cụ thể như sau:
– Bí thư chi bộ sẽ đề xuất tổ chức đối với các hoạt động về lãnh chỉ đạo chi ủy cơ sở. Đương nhiên để các bí thư chi bộ có thể hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả hoạt động về lãnh chỉ đạo chi ủy cơ sở này thì đòi hỏi các đồng chí Bí thư cũng sẽ cần phải chủ động đề xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với chi ủy những nhiệm vụ của chi ủy viên chi bộ, giúp các ủy viên từ đó sẽ có thể nắm rõ những công việc để từ đó phát huy hết vai trò và trách nhiệm của chính mình.
– Bí thư chi bộ cần làm tốt công tác tư tưởng cho các ủy viên. Để nhằm mục đích có thể làm tốt công tác tư tưởng thì cũng yêu cầu các đồng chí bí thư chi bộ phải có sự bám sát tình hình tư tưởng của Đảng viên. Từ đó thì các đồng chí bí thư chi bộ sẽ cần đưa ra những dự báo để chủ động có những giải pháp phù hợp.
– Ngoài ra trong hoạt động chi bộ thì các đồng chí bí thư cũng nên cần thường xuyên tiếp xúc với các đảng viên, quần chúng, gần gũi đối với quần chúng, cần phải lắng nghe những ý kiến, phản ánh của quần chúng, các đồng chí bí thư cũng cần phải kịp thời nắm bắt được tư tưởng của quần chúng, nếu có những sự lệch lạc, sai phạm chưa đúng thì các đồng chí bí thư sẽ phải kịp thời uốn nắn, thay đổi phù hợp.
– Trong các hoạt động chi bộ thì các bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải thể hiện sự cởi mở, vui vẻ đối với các chi ủy viên, hòa mình, đặt cá nhân mình vào vị trí của mỗi ủy viên để nhằm mục đích có thể thông qua đó tạo nên sự đồng thuận, thấu hiểu và đoàn kết giữa các bên.
Xem thêm : [Mới 2023] Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
– Bí thư chi bộ cũng cần phải hường xuyên cập nhật và phổ biến các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đến các chi Ủy viên và quần chúng nhân dân.
Bí thư chi bộ được biết đến là người đứng đầu chi ủy. Với tư cách là trung tâm lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, bí thư chi bộ sẽ phải chịu trách nhiệm trước chi ủy, thực hiện đề xuất và thực hiện tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, thực hiện chỉ đạo của chi ủy; bí thư chi bộ cũng sẽ thay mặt chi ủy thường ngày để trực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ, với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể; đồng thời bí thư chi bộ cũng cần phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên, trực tiếp là đảng ủy cơ sở.
Với trọng trách đó, bí thư chi bộ sẽ cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, tác phong lề lối và bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải có sự mẫu mực. Ta thấy được rằng, một người bí thư chi bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng, bí thư chi bộ sẽ trực tiếp tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động chi ủy, chi bộ.
Bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải là hạt nhân trung tâm đoàn kết của chi ủy, chi bộ và toàn đơn vị; sự mẫu mực của người bí thư chi bộ cũng sẽ là tấm gương sáng giúp thu phục, lôi cuốn quần chúng, đoàn kết tập hợp quần chúng nhân dân của đơn vị đi theo Đảng, quần chúng nhân dân cũng cần phải có sự tự giác, hăng hái tham gia vào việc thực hiện chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bí thư chi bộ cũng chính là người đứng đầu chi bộ và bí thư chi bộ cũng se có vị trí, vai trò quang trọng đối với chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Bí thư chi bộ tốt thì cũng sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của chi ủy. Từ đó, bí thư chi bộ giúp củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ.
Bí thư chi bộ cũng sẽ có quyền được lựa chọn qua bầu cử dân chủ trong đại hội chi bộ, bí thư chi bộ là người đứng đầu và bí thư chi bộ giữ trọng trách của chi bộ, bí thư chi bộ cũng chính là một thành viên trong chi ủy, đồng thời thì bí thư chi bộ cũng chính là một đảng viên trong chi bộ. Vì thế, bí thư chi bộ sẽ có trách nhiệm cần phải nêu cao vai trò của các cá nhân trong việc thực hiện các công việc của chi bộ; các bí thư chi bộ phải tôn trọng sự lãnh đạo tập thể của chi ủy, chi bộ; các bí thư chi bộ phải gương mẫu chấp hành các chỉ thị nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của các tổ chức. Bên cạnh đó thì các bí thư chi bộ sẽ cần phải cùng với chi ủy góp phần tích cực vào việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo đối với các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở.
Không những thế thì bí thư chi bộ còn cần phải thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm cho nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, người bí thư chi bộ có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong nhiều trường hợp khi ở những thời điểm cụ thể, phức tạp, uy tín, năng lực, trình độ của bí thư chi bộ cũng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc làm ổn định đối với tình hình, chuyển biến tình hình thực tế của các địa phương, đơn vị theo một hướng tích cực.
Ta hiểu về phó bí thư chi bộ như sau:
Xem thêm : Kiến thức thú cưng
Phó bí thư chi bộ được hiểu cơ bản chính là chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Đối với những chi bộ có ít Đảng viên thì cũng sẽ không nhất thiết chi bộ đó cần phải bầu phó bí thư chi bộ. Tùy theo nhu cầu của chi bộ mà chi bộ đó có thể lựa chọn việc bầu hoặc không bầu phó bí thư chi bộ. Còn đối với những chi bộ khi đã có từ 9 Đảng viên trở lên; thì các chi bộ đó bắt buộc phải bầu chức danh này. Chính vì vậy mà chúng ta thường sẽ thấy ở một số tổ chức Đảng thì sẽ không có chức danh phó bí thư chi bộ.
Chức danh phó bí thư chi bộ này thường do các đồng chí Chi ủy viên; hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và chức danh phó bí thư chi bộ được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử phó bí thư chi bộ lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để có thể đảm nhận chức danh này. Thì cho bộ đó sẽ có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 mà vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh phó bí thư chi bộ này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư chi bộ:
Nhiệm vụ chính của phó bí thư chi bộ đó chính là giúp việc cho bí thư chi bộ. Phó bí thư chi bộ sẽ thay mặt bí thư chi bộ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng và hoạt động kinh tế xã hội khác.
Phó bí thư chi bộ sẽ phụ trách công tác kiểm tra, thực hiện công tác giám sát, công tác kỷ luật đối với các Đảng viên; công tác đối với các đoàn thể, thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể là những người Đảng viên và quần chúng. Để nhằm mục đích có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người phó bí thư chi bộ sẽ cần phải có tư tưởng vững vàng; kiên định và các chủ thể này sẽ cần đi theo đường lối của Đảng.
Phó bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải nắm chắc đối với tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước; bên cạnh đó là các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của chủ thể là những người Đảng viên. Phó bí thư chi bộ cũng sẽ cần có sự am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội. Không những thế thì phó bí thư chi bộ cũng cần phải linh hoạt và nhạy bén.
Phó bí thư chi bộ sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ; có trách nhiệm đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ. Để nhằm mục đích có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này người phó bí thư chi bộ sẽ cần phải đạt được kỹ năng cụ thể về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.
Phó bí thư chi bộ cũng sẽ thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc thay mặt khi bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời thì phó bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phó bí thư chi bộ sẽ thực hiện việc soạn thảo văn bản, lập báo cáo cụ thể về các chương trình được phụ trách. Phó bí thư chi bộ cũng sẽ cần phải chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó. Để nhằm mục đích có thể thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phó bí thư chi bộ sẽ cần phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin; bên cạnh đó là cần có kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/02/2024 11:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024