Categories: Tổng hợp

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng

Published by

An ninh và quốc phòng của một quốc gia có chủ quyền, bao gồm công dân, nền kinh tế và thể chế của quốc gia đó, được coi là nghĩa vụ của chính phủ. Ban đầu được hiểu là bảo vệ chống lại cuộc tấn công quân sự, an ninh quốc gia được hiểu rộng rãi bao gồm cả các khía cạnh phi quân sự, bao gồm an ninh chống khủng bố, giảm thiểu tội phạm, an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh lương thực và an ninh mạng. Tương tự, các rủi ro an ninh quốc gia, ngoài các hành động của các quốc gia khác, hành động của các tổ chức phi chính phủ bạo lực, bởi các băng đảng ma tuý và các tập đoàn đa quốc gia, và cả những tác động của thiên tai. Vậy pháp luật Việt Nam ta đã quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng ra sao?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Hiến pháp năm 2013;

– Luật Quốc phòng 2018.

1. Khái quát về công dân và quốc phòng là gì?

Trên cơ sở quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định về công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

“1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì công dân là thuật ngữ dùng để chỉ một người mang quốc tịch của một quốc gia nào đó. Hay công dân còn được nói theo cách khác là công dân của một quốc gia. Cơ sở để xác định công dân của một quốc gia theo như quy định của pháp luật Việt Nam và hầu hêt các quốc gia trên thế giới đó chính là quốc tịch. Bởi vi Quốc tịch được xác định dùng để thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Quốc tịch là sự xác định pháp lý của một người trong luật quốc tế, xác lập người đó như một chủ thể, một quốc gia, của một quốc gia có chủ quyền. Nó trao quyền tài phán của nhà nước đối với người đó và trao cho người đó sự bảo vệ của bang trước các bang khác.

Điều 15 của Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người quy định rằng “Mọi người đều có quyền có quốc tịch”, và “Không ai bị tước quốc tịch một cách tùy tiện cũng như không bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch của mình”. Theo tập quán và công ước quốc tế, mỗi quốc gia có quyền xác định công dân của mình là ai.

Các chính phủ dựa vào một loạt các biện pháp, bao gồm sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như ngoại giao, để bảo vệ an ninh của một quốc gia. Họ cũng có thể hành động để xây dựng các điều kiện an ninh trong khu vực và quốc tế bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây mất an ninh xuyên quốc gia, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, loại trừ chính trị và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bộ Quốc phòng (tiếng Việt: Bộ Quốc phòng, viết tắt là Bộ Quốc phòng, tiếng Anh là BQP, tiếng Việt là BQP) là Bộ thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, phối hợp và giám sát quân sự, bao gồm tất cả các đơn vị quân đội, đơn vị bán quân sự, và các cơ quan tương tự trong cả nước. Trụ sở chính của Bộ Quốc phòng nằm trong Thành cổ Hà Nội. Bộ được hoạt động theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các luật khác. Bộ xuất bản Báo Quân đội Nhân dân cùng với Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Công dân, quốc phòng tiếng Anh là gì?

Công dân trong tiếng Anh được hiểu là: “Citizen”.

Quốc phòng trong tiếng Anh được hiểu là: “Naitional defense”.

3. Quyền của công dân về quốc phòng?

Đối với một cá nhân là công dân Việt Nam, mang trên mình quốc tịch Việt Nam thì sẽ kèm theo các quyền và nghĩa vụ của người công dân Việt nam và tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với công dân sẽ có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân đây là một trong nhưng quy định của Hiến Pháp Việt Nam về quyền công dân. Không những thế mà dựa trên nguyên tắc hoạt động là nước xã hội chủ nghĩa lấy dân làm gốc nên công dân Việt nam sẽ có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….

Bên cạnh những quy định về quyền hạn của công dân trong lĩnh vực chính trị thì công dân còn có quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tại quyền này thì công dân được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp và có cả quyền được bảo đảm về an sinh xã hội.

Ngoài hai quyền nói trên thì công dân nước Việt Nam còn có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt,….

Đối với quyền của công dân đối với quốc phòng đã được quy định tại Điều 5, Luật Quốc phòng hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng được quy định như sau:

“3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”.

Như vậy có thể thấy, ngoài những quyền được hiến pháp quy định thì công dân với quốc phòng cũng được quy định những quyền cơ bản như: có quyền tuyền truyền phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng đây là một trong những quyền mà Nhà nước ta trao cho người dân để tạo sự đoàn kết gắn bó giữ quân và dân hoạt động đúng theo tôn chỉ và mục đích của đảng và nhà nước ta. Đồng thời, việc tuyên chuyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng cũng phần nào giúp người dân hiểu biết hơn về tình hình an ninh quốc phòng của nước ta. Tạo nên được lòng tin với Đảng và nhà nước tránh xa được sự lôi kéo và chống phá của thế lực thù địch.

3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng?

Trên thực tế, đối với mỗi công dân Việt Nam thì sẽ được quy định về nghĩa vụ của mình rất rõ ràng trong hiến pháp. Mỗi công dân sẽ có nghĩa vụ của mình là việc công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu đây là một trong những nhiệm vụ bắt buộc mà công dân phải làm. Trong trường hợp mà công dân không thực hiện và có hành vi chống đối tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà Nhà nước ta sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Còn đối với nghĩa vụ của công dân về quốc phòng cũng được các nhà làm luật quy định rõ tại Điều 5 Luật Quốc phòng hiện hành. Do đó, công dân cần thực hiện các nghĩa vụ của mình về quốc phòng, như sau:

“1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định. Những nhìn chung thì đối với mỗi quốc gia thì công dân sẽ đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mình. Tuy nới là nghĩa vụ, những đây lại là một nghĩa vụ được xem là vô cùng thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Bên cạnh việc quy định về vấn đề bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng thiêng của công dân thì đối với mỗi công dân cần phải có một lòng trung thành với tổ quốc, với Đảng và Nhà nước để xây dựng một đất nước đoàn kết, giàu mạnh. Một trong những nghĩa vụ của công dân về quốc phòng đó chính là việc công dân khi đến tuổi nhập ngữ thì cần phải tham gia và chấp hành nghiêm túc lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan có thẩm quyền. Tuyệt đối không được chốn tránh các nghĩa vụ quân sự mà nhà nước đã quy định. Trong quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cần phải tuyệt đối chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền.

This post was last modified on 01/03/2024 13:02

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem số MAY giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

9 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý hăng hái, Thìn nóng nảy

Tử vi thứ Tư ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý nhiệt huyết, Rồng nóng…

9 giờ ago

Cách 12 con giáp bố trị lại nhà ở cuối năm 2024 thu hút may mắn, tài lộc không ngừng

Cách 12 con giáp cai quản nhà cuối năm 2024 để thu hút may mắn,…

9 giờ ago

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ Tiên độ, 4 con giáp này kiếm số tiền khủng, rất đáng nể phục

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ tiên giúp đỡ, 4 con giáp này kiếm được…

10 giờ ago

4 con giáp được Thần Tài gọi tên, tháng 10/2024 phát tài phát lộc, tiền bạc ngập két

4 con giáp được Thần Tài đặt tên, tháng 10/2024 mang đến thịnh vượng, tiền…

10 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai có số phú quý, đứng trên muôn người?

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai là người giàu có và đứng…

16 giờ ago