Nếu tìm hiểu về ẩm thực xứ Huế thì chắc chắn bạn không thể không biết tới chè đậu ván. Đây là một trong những món chè ngon nổi tiếng mà người dân nơi đây vô cùng yêu thích. Chè đậu ván có 2 cách nấu là chè đậu ván đặc và chè đậu ván nước. Hương vị của cả hai món chè này đều rất ngon mà nấu chè cũng cực kỳ đơn giản.
Chè đậu ván khiến người ta yêu bởi hương vị đặc trưng, cảm giác mát lạnh, thơm ngon mỗi khi thưởng thức. Cùng với Bếp Eva khám phá 2 cách nấu chè đậu ván siêu đơn giản mà ai cũng có thể làm được ngay sau đây.
Bạn đang xem: Cách nấu chè đậu ván thơm ngon chuẩn vị Huế cho ngày hè oi nóng
Hướng dẫn chọn nguyên liệu nấu chè đậu ván
Đậu ván là linh hồn chính của món chè này. Muốn có cốc chè ngon ngoài cách nấu chè đậu ván thì chắc chắn các nguyên liệu cũng phải đạt chuẩn. Khi mua đậu ván bạn nên chú ý một số yếu tố như:
- Chọn các hạt đậu có hình dáng tròn, đều, phần vỏ có màu vàng nhạt tự nhiên.
- Ưu tiên các hạt đậu có kích thước vừa phải. Tránh mua đậu ván quá to hoặc quá nhỏ.
- Không mua hạt đậu ván có vỏ ngoài màu vàng sậm hoặc có xu hướng chuyển dần sang xám. Quan sát nếu thấy trên bề mặt đậu có sâu cũng nên bỏ qua nhé.
- Chạm tay vào hạt đậu nếu thấy khô ráo, cầm chắc tay không có cảm giác ẩm ướt thì đó là hạt đậu ván chất lượng.
- Không chọn những hạt đậu có mùi ẩm, mốc.
1 Cách nấu chè đậu ván đặc chuẩn vị Huế
Có lẽ chẳng có món chè ngon nào lại dễ như cách nấu chè đậu ván đặc. Chỉ cần 1 chút đậu ván cùng đường là bạn đã có ngay cốc chè ngon tròn vị.
1.1. Nguyên liệu nấu món chè đậu ván đặc
- Đậu ván: 150g
- Đường trắng: 130g
- Đường nâu: 10g
- Bột năng: 35g
- Lá dứa: 10 lá
- Nước cốt dừa: 200ml
- Muối: 1 thìa nhỏ
1.2. Các bước nấu chè đậu ván ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Đậu ván mua về thì nhặt sạch những hạt sâu, lép sau đó trút vào bát tô và thêm 1 chút nước vào ngâm. Nếu bận rộn bạn có thể ngâm đậu khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, muốn chè ngon thì thời gian ngâm đậu lý tưởng là 5 – 8 tiếng.
- Lá dứa rửa thật sạch sau đó chia làm 2 bó nhỏ, mỗi bó 5 lá. Gấp gọn lá dứa lại rồi cuộn thành bó để dễ chế biến.
Bước 2: Hấp đậu ván
- Sau khi ngâm và vo sạch đậu ván xong, bạn dùng tay bốc đậu ván rồi rải đều lên trên xửng hấp.
- Cho vào đây 1 bó lá dứa nhỏ rồi bật bếp hấp khoảng 20 phút thì đậu ván chín. Chú ý, để hạt đậu chín đều, bở tơi thì bạn cần vặn ngọn lửa vừa trong suốt thời gian hấp.
Bước 3: Cách nấu chè đậu ván đặc
Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu thì ta bắt tay vào nấu chè đậu ván thôi nào.
- Chuẩn bị 1 chiếc bát nhỏ rồi cho vào đây phần bột năng đã chuẩn bị. Rót nước lọc vào bát và dùng đũa khuấy đều để bột tan ra.
- Bắc nồi sạch lên bếp, thêm 600ml cùng 10g đường nâu, 110g đường trắng, vài hạt muối vào rồi dùng đũa đảo đều.
- Khi thấy nồi nước sôi, bạn từ từ đổ phần bột năng vừa chuẩn bị vào. Do bột năng dễ vón cục vì thế bạn vừa đổ bột năng tay vừa khuấy đều hỗn hợp như thế khi thành phẩm món chè của bạn trông mới ngon và đẹp mắt.
- Múc từng thìa đậu ván nhỏ thả vào trong nồi nước đường + bột năng vừa nấu sôi. Khuấy đều tay, nhẹ nhàng, nồi chè sôi chừng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Làm nước cốt dừa
Một trong những yếu tố giúp món chè đậu ván ngon chính là nước cốt dừa.
- Hòa tan 5g bột năng với nước.
- Bắc nồi lên bếp rồi cho vào đây 200ml nước cốt dừa, 20g đường trắng, vài hạt muối và 1 bó lá dứa nhỏ.
- Dùng đũa hoặc muôi khuấy đều tay để các nguyên liệu tan ra và hòa quyện với nhau. Khi thấy hỗn hợp sôi lăn tăn thì từ từ đổ bột năng vào. Đảo đều đến khi hỗn hợp sánh mịn lại thì tắt bếp.
Xem thêm : Lương giáo viên mầm non cao nhất 11,4 triệu đồng/tháng
Bước 5: Hoàn thành món chè đậu ván
- Múc chè đậu ván ra cốc hoặc bát rồi chan 1 thìa nước cốt dừa lên bên trên.
- Nếu thích ăn lạnh, bạn có thể cho chè vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc thêm đá bào để dùng ngay.
Cách nấu chè đậu ván này vô cùng đơn giản nhưng lại cực kỳ thơm ngon và quan trọng là tốt cho sức khỏe. Đậu ván bở tơi khi ăn tan ngay trong miệng hòa quyện cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa, thơm thơm của lá dứa và ngọt nhẹ của đường trắng.
2 Cách nấu chè đậu ván nước ngon
Nếu như chè đậu ván đặc là món ngon nổi danh của xứ Huế thì đi xa một chút là Quảng Nam bạn sẽ được thưởng thức một phiên bản khác của món chè này chính là chè đậu ván nước.
Vào những ngày nắng nóng, có một cốc chè đậu ván nước thì còn gì tuyệt vời hơn. Cùng tìm hiểu cách nấu chè đậu ván nước ngay sau đây nhé.
2.1. Nguyên liệu nấu chè đậu ván nước ngon gồm những gì?
- Đậu ván: 500g
- Đường: 250g
- Bột năng: 100g
- Lá dứa: 5 lá
2.2. Hướng dẫn cách nấu chè đậu ván
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Đậu ván đãi sạch rồi ngâm trong nước lạnh khoảng chừng 8 tiếng (ngâm qua đêm) rồi dùng tay chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ phần vỏ đậu.
- Rửa lại đậu ván với nước sau đó đem đi hấp trong khoảng 30 phút cho tới khi đậu chín. Trong trường hợp không có nồi hấp, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện thay thế.
- Lá dứa đem rửa sạch, thái khúc dài.
Bước 2: Nấu chè đậu ván
- Hòa tan phần bột năng cùng với nước lọc.
- Bắc nồi lên bếp rồi thêm vào đây 2 lít nước. Nước sôi, lần lượt cho vào đây 250g đường, phần lá dứa thái khúc rồi khuấy đều.
- Khi nồi nước sôi, dùng thìa vớt phần lá dứa ra bên ngoài rồi đổ từ từ phần bột năng đã hòa tan vào. Khi thấy nước đặc sánh thì dừng lại.
- Tùy vào sở thích của mỗi người mà nấu nước chè đặc hay loãng. Bạn chỉ cần điều chỉnh lượng nước bột năng là được.
- Cho đậu ván đã hấp chín vào nồi nước đường vừa nấu. Dùng đũa đảo nhẹ để tránh đậu bị nát.
- Nồi chè sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành món chè đậu ván
Múc chè đậu ván ra bát hoặc cốc rồi thêm đá bào vào và thưởng thức.
Cốc chè đậu ván thơm lừng mùi lá dứa, vị béo bùi thanh mát của đậu ván khiến bạn ăn hoài không ngán. Vị ngọt dịu, thanh thanh, mát lạnh của chè còn giúp giải cảm và chống mất nước cực kỳ tốt.
Ngày nắng nóng có cốc chè đậu ván nước này thưởng thức thì sảng khoái biết bao.
Với cách nấu chè đậu ván mà Bếp Eva vừa chia sẻ, tin chắc rằng bạn sẽ có một món chè ngon chuẩn vị được cả nhà tấm tắc khen.
Để nấu chè đậu ván ngon cần lưu ý
Xem thêm : Ai không nên uống nghệ mật ong?
Có thể nói cách nấu chè đậu ván không quá khó, tuy nhiên để tạo ra một cốc chè ngon chuẩn vị miền Trung thì cần nắm được những bí quyết cơ bản mà không phải ai cũng mách bạn đâu nhé.
1. Cách bóc vỏ đậu ván nhanh nhất
Đậu ván trên thị trường có 2 loại là đậu đã bóc vỏ và đậu còn vỏ. Thay vì mua loại đã tách vỏ sẵn, nhiều chị em thích loại đậu còn vỏ hơn. Mặc dù quy trình sơ chế sẽ tiêu tốn thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ có phần đậu thơm ngon hơn gấp bội.
Nếu bạn mua loại đậu có vỏ thì hãy áp dụng cách bóc vỏ đậu ván nhanh nhất dưới đây, đảm bảo 100% thành công. Chú ý, khi tách vỏ nên thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh hạt đậu vỡ nát.
Bước 1:
Ngâm đậu ván trong nước lã khoảng 3 – 8 tiếng rồi rửa sạch.
Bước 2:
Cho đậu ván vào một chiếc nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi thêm một chút tro than hoặc than củi. Các chất có trong tro than sẽ giúp phần vỏ đậu bong ra dễ dàng hơn.
Đừng lo tro than để lại cặn bẩn khiến món chè bị sạn. Chỉ cần rửa đậu cẩn thận với nước thì đảm bảo sạch bong.
Bước 3:
Bật bếp luộc đậu ván trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Trút đậu ván ra một chiếc rổ rồi ngâm vào nước lạnh.
Dùng tay chà xát nhẹ để phần vỏ đậu tự động rời ra. Đãi sạch vỏ còn sót lại rồi vớt đậu ra để ráo và sau cùng là đem đi hấp chín.
2. Cách nấu chè đậu ván nước không bị nát
Bản chất đậu ván rất giống với đậu xanh, đậu đen… trải qua quá trình chế biến, đậu ván sẽ bở tơi và dễ bị nát nếu không biết cách xử lý.
Trên thực tế, cách nấu chè đậu ván nước không bị nát không khó, chỉ cần khi khuấy chè bạn không dùng lực quá mạnh là được. Nguyên nhân là do đậu đã hấp chín trước khi nấu chè vì thế nếu bạn tác động một lực quá mạnh sẽ khiến hạt đậu đang bở sẽ vỡ vụn ra.
Mong rằng, với 2 cách nấu chè đậu ván cùng với kinh nghiệm nấu chè ngon mà Bếp Eva vừa chia sẻ các chị em sẽ nấu được món chè ngon nức tiếng của miền Trung này. Chúc thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp