Quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn như quản lý quỹ đất công ích, quản lý quỹ đất chưa sử dụng, xác định nguồn gốc và tình trạng sử dụng của đất đai, xử lý các vi phạm hành chính đất đai, tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai. Vậy trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác quản lý đất đai như thế nào? Vai trò của UBND cấp xã trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ra sao? Thực trạng công tác quản lý đất đai cấp xã như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của UBND cấp xã ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Bạn đang xem: Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác quản lý đất đai
Luật Đất đai 2013
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong lĩnh vực đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: quản lý quỹ đất công ích, quản lý đất chưa sử dụng, xác định nguồn gốc đất đai và tình trạng đất đai, xử lý vi phạm hành chính, tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện một số công đoạn trong thủ tục hành chính về đất đai.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng (chính) quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý đất đai xuất phát từ việc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai có nhiều loại bao gồm: Tranh chấp về chủ thể có quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đối với tranh chấp đất đai, khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp hòa giải thông qua hòa giải cơ sở. Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai mà các bên không thể tự hòa giải được hoặc đã hòa giải nhưng các bên chưa đồng ý, UBND cấp có trách nhiệm tổ chức hòa giải nếu các bên tranh chấp có đơn yêu cầu.
Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp đất đai tiến hành hòa giải, do vậy hòa giải không phải thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, đây là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án. Yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu không được tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã thì coi như là chưa đủ điều kiện khởi kiện và Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự là nguyên đơn.
Trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phải phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương nơi có tranh chấp, bao gồm: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; tổ chức cuộc họp hòa giải.
Trong những năm gần đây, quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã đạt được những kết quả nhất định: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất đã được phê duyệt cơ bản đảm bảo, công tác quản lý HSĐC đã đi vào nề nếp, các hoạt động đánh giá hiện trạng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được đảm bảo hơn; hồ sơ về đất đai của người dân được thực hiện theo thủ tục hành chính của cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai hướng tới đảm bảo quản lý và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của địa phương, đất nước.
Xem thêm : 1 năm nên bổ sung canxi cho bé mấy lần?
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã còn tồn tại những hạn chế nhất định: Còn để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, có hành vi lấn chiếm đất; tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng ở các địa phương, chính quyền cơ sở một số nơi chưa làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt có nơi chưa làm tốt; một số chính quyền địa phương cơ sở còn có lúc buông lỏng quản lý, có những yếu kém nhất định về công tác chỉ đạo, điều hành.
Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân: Người sử dụng đất chưa quan tâm tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho mình, chưa thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến nhân dân trong địa bàn phường chưa chủ động, tích cực, chất lượng các buổi tuyên truyền chưa cao. Người dân ít quan tâm tới công tác tuyên truyền trong lĩnh vực đất đai, chỉ khi nào quyền lợi của mình bị ảnh hưởng họ mới có ý kiến. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi. Giá đền bù quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Vì vậy, công tác thu hồi, bồi thường cũng có những khó khăn nhất định. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức địa chính cấp xã một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ đất đai được pháp luật bảo vệ. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Pháp luật đất đai quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về chủ tịch UBND cấp xã. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy về thẩm quyền của chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
(c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm”.
Như vậy, phụ thuộc vào mức phạt đối với hành vi vi phạm lĩnh vực đất đai để xem xét có thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã hay không. Ví dụ, đối với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,1 hecta. Do hình thức và mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất: từ 2.000.000 đến 3.000.000 (dưới 0,05 hecta) và từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng (dưới 0,1 hecta).
Xem thêm : Hạt diêm mạch (Quinoa) đỏ: Dinh dưỡng, lợi ích và cách nấu
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT, UBND cấp huyện, Phòng TN&MT cấp huyện cần có sự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã, nếu thấy sự thiếu sót, buông lỏng cần có sự chấn chỉnh kịp thời, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở.
Hai là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức địa chính cấp xã. Hằng năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT cần tăng cường các đợt tập huấn về kiến thức pháp luật đất đai, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ tin học để công chức địa chính các xã, phường, thị trấn có thể khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho công việc. Chú trọng việc trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ.
Ba là, chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã phải không ngừng học tập, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật đất đai, cũng như kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai,
Bốn là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyển dụng đối với công chức địa chính cấp xã, tạo cho họ yên tâm và tâm huyết với công việc được giao. Công chức địa chính tại cấp xã nên bố trí cố định trong thời gian dài để họ có thể bám địa bàn, nắm rõ tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc của các thửa đai.
Năm là, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho lĩnh vực quản lý đất đai, trang bị máy móc, tủ đựng tài liệu – hồ sơ địa chính. UBND cấp xã cần đề xuất những khó khăn hoặc kiến nghị cụ thể trong quá trình quản lý để cấp trên kịp thời hướng dẫn, giải quyết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phục vụ nhân dân đạt kết quả cao.
Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác quản lý đất đai” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề chia nhà đất sau ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/02/2024 06:31
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024