Categories: Tổng hợp

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Published by

Trọng tài thương mại

  • Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  • Trọng tài thương mại là một trong bốn phương thức giải quyết là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với đặc điểm giải quyết nhanh chóng, thủ tục linh hoạt, giải quyết không công khai và xét xử một lần… ngày càng được các nhà kinh doanh lựa chọn làm phương thức giải quyết tranh chấp của mình.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
  • Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều trọng tài viên.
  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại bảo đảm sự kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.
  • Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật.
  • Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm.

Các hình thức trọng tài

Hiện nay, trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.

Trọng tài vụ việc

  • Trọng tài vụ việclà hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
  • Hoạt động không có trụ sợ, không có danh sách trọng tài viên riêng, không có quy tắc tố tụng riêng.
  • Sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tự động giải tán.
  • Trọng tài vụ việc có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và ít tốn kém, bởi xét cho cùng trọng tài vụ việc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp.
  • Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danh sách các trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài quy chế mà có thể lựa chọn bất kì trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ Trung tâm trọng tài nào.
  • Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong khi đó, ở hình thức trọng tài quy chế, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính Trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn.

Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực hay trung tâm trọng tài)

  • Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ.
  • Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
  • Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
  • Trung tâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tố tụng và điều lệ riêng.
  • Hoạt động tố tụng của trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm trọng tài.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp.
  • Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai (khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khaitrong tố tụng tòa án), nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường.
  • Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn (cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài…) phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
  • Phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp. Nếu các bên quá cứng nhắc thì rất khó để làm việc và dẫn đến đưa ra Tòa để giải quyết.
  • Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài.
  • Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao, việc thực thi phán quyết trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên.
  • Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tòa án xem xét lại. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.
  • Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng… Do trọng tài không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành; cưỡng chế như Tòa án nên có rất nhiều trường hợp; Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn hiệu lực của điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng giữa các bên;
  • Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
  • Hướng dẫn khách hàng lựa chọn trọng tài viên.
  • Tư vấn, hướng dẫn thực hiện thi hành phán quyết trọng tài.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 08:30

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

5 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

5 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

7 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

8 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

13 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

13 giờ ago