Categories: Tổng hợp

Dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em thế nào?

Published by

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nếu không điều trị có thể tiến triển thành mãn tính và lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, cũng như mất nhiều thời gian hơn. Do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện táo bón lâu ngày, đại tiện khó khăn kèm theo chảy máu và đau rát ở hậu môn, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được kiểm tra.

Dựa vào thăm khám lâm sàng (bằng soi đại tràng, đo áp lực hậu môn,…) cùng tiền sử bệnh (trẻ bị tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra máu, mắc các bệnh khác về tiêu hóa,…), bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ có bị nứt kẽ hậu môn hay không. Tùy vào từng tình trạng, cấp tính hay mãn tính sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Với nứt kẽ hậu môn cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị táo bón – là nguyên nhân chính gây bệnh, bằng thuốc làm mềm phân, đồng thời dặn cha mẹ cho trẻ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để trẻ đại tiện dễ hơn.

Để làm lành vết nứt ở hậu môn, giảm đau khi đại tiện, ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở niêm mạc hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi và hướng dẫn sử dụng từng loại cụ thể như sau:

  • Tetracycline: Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh phổ biến có phổ kháng khuẩn rộng, thành phần chính là Tetracycline hydrochloride. Có thể sử dụng Tetracycline làm thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em để làm giảm ngứa, viêm nhiễm ở hậu môn và ngăn không cho vết nứt sâu hơn, rộng hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi bôi Tetracycline cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc. Chỉ nên bôi thuốc khoảng 3 – 4 lần/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Anusol – HC: Anusol – HC là một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em hiệu quả, có thành phần chính là oxit kẽm, dầu khoáng và pramoxine. Anusol – HC làm tăng lưu lượng máu đến vết nứt ở hậu môn để nhanh chóng làm lành vết thương và giúp giảm đau.
  • Nitroglycerin: Nitroglycerin cũng là một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em có thành phần chính là Nitroglycerin. Nitroglycerin làm giãn các mạch máu và tăng cường lưu thông máu ở hậu môn, nới lỏng và giảm áp lực lên các vết nứt, từ đó giúp vết thương nhanh lành, giảm đau khi đại tiện.
  • Proctolog: Proctologthuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em, có thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine giúp giảm đau và kháng viêm, hạn chế chảy máu khi đại tiện. Lưu ý, việc sử dụng Proctolog nên cần có ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc vì thuốc này chỉ được dùng để điều trị trong thời gian ngắn và bôi từ 1 – 2 lần/ngày.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng phụ, tốt nhất cha mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em để sử dụng mà phải đưa trẻ thăm khám, để bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp.

This post was last modified on 09/04/2024 00:27

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 17/11/2024 theo năm sinh: Số hợp tuổi lấy LỘC LỚN

Con số may mắn hôm nay 17/11/2024 theo năm sinh: Con số phù hợp với…

8 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Sửu nhiều tiền, Dậu hay nghĩ

Tử vi chủ nhật ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Sửu có nhiều tiền, tuổi…

8 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 18/11/2024 của 12 con giáp: Hợi khó khăn, Thân thuận lợi

Tử vi thứ Hai ngày 18/11/2024 của 12 con giáp: Hợi khó tính, Thân thuận…

8 giờ ago

Tuần mới (18-24/11) PHẤT lên cực nhanh, 4 con giáp làm ít hưởng nhiều, chạm tay là vươn tới thành công

Tuần mới (18-24/11) FLASH up cực nhanh, 4 cung hoàng đạo, làm ít, hưởng thụ…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp phát tài phát lộc ngày 16/11/2024, túi tiền rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 16/11/2024 sẽ phát tài phát lộc, tiền…

18 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 16/11/2024 theo năm sinh: Tìm số giúp bạn ĐỔI ĐỜI

Con số may mắn hôm nay 16/11/2024 theo năm sinh: Tìm con số giúp bạn…

1 ngày ago