Theo tín ngưỡng dân gian, Táo quân là người cai quản bếp lửa và nắm rõ mọi chuyện trong nhà nên mọi người thường làm lễ trang trọng cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Để ông Công ông Táo bẩm báo với Ngọc hoàng những vấn đề hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo và đẹp mắt.
Bạn đang xem: Chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chi tiết gồm những gì?
Thông thường, đồ cúng truyền thống dâng lên ông Công ông Táo sẽ bao gồm nhiều món, bao giờ cũng sẽ có các món ăn và cả lễ vật như:
Mũ ông Công ông Táo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các Táo ông có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này có gương nhỏ hình tròn và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
Xem thêm : Không khí là gì? Trong không khí có những thành phần nào?
Mâm cơm cúng đầy đủ.
Cá chép sống.
Hia ông Táo.
Một ít vàng mã tượng trưng.
1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc.
Xem thêm : Tiêm phòng bệnh dại, chớ nên lơ là
Đồng quan điểm với việc chuẩn bị lễ cúng trên, chuyên gia văn hóa – PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho biết, nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường thấy bao gồm những lễ vật quan trọng như trầu cau, rượu, đèn, nhang… Đây là những lễ vật bắt buộc phải có.
Bên cạnh đó, lễ vật không thể thiếu là áo mũ và hia làm phương tiện để ông Công ông Táo đi lên chầu trời. Bởi một bộ áo mũ của ông táo gồm mũ dành cho 1 bà và 2 ông.
Ngoài ra, các gia đình cần chuẩn bị cá chép sống để ông Công ông Táo về chầu trời. Trong tín ngưỡng dân gian, cá chép là con vật linh thiêng. Sau khi được thả ra sông hồ, cá chép sẽ hóa rồng và bay về trời, là phương tiện để ông Công ông Táo bẩm báo với Ngọc hoàng về một năm ở hạ giới của gia chủ.
“Đó là những lễ vật không thể thiếu trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Mỗi địa phương hay gia đình có những sáng tạo riêng. Ví dụ như cúng xôi, gà, thịt, các loại rau đậu củ quả tùy theo từng vùng miền” – PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho biết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp