Categories: Tổng hợp

Trẻ ho có ăn được tôm không? Thực đơn cho bé bị ho 

Published by

Trẻ ho có ăn được tôm không?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho. Bởi như chúng ta đã biết, đây là những thực phẩm chứa nhiều canxi và đạm, thế nhưng những kinh nghiệm dân gian lại cho rằng loại thực phẩm này sẽ làm tình trạng ho của trẻ trở lên trầm trọng hơn. Vậy thực hư câu trả lời cho vấn đề này là gì? Hãy cùng Adomir tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Trẻ ho có ăn được tôm không?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc trẻ bị ho không nên ăn tôm. Ngược lại, khi trẻ bị ho thường sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, từ đó dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Vì vậy, trong giai đoạn này, việc ăn uống kiêng khem, cụ thể là tôm là một quyết định sai lầm.

Trong tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là canxi và đạm. Do đó, mẹ không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng có giá trị cao này, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ cần nhiều chất để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ bị ho không nên ăn tôm cũng không hẳn là không có lý, bởi phần càng và vỏ của tôm có thể mắc ở cổ họng khiến trẻ bị ngứa, rát, tổn thương niêm mạc và kích thích những cơn ho xuất hiện nhiều hơn.

Do đó, khi cho bé ăn tôm, mẹ nên bóc vỏ và loại bỏ phần càng, đồng thời sơ chế thật kỹ để con dễ tiêu hóa cũng như không ảnh hưởng đến việc quá trình điều trị ho. Không chỉ với tôm mà với các loại thực phẩm có vỏ cứng khác cũng đều giống như vậy. Còn phần thịt tôm thì không phải là nguyên nhân gây ra ho.

Trẻ bị ho ăn tôm thế nào cho đúng?

Như đã nhắc đến ở trên, trẻ bị ho có thể ăn tôm tuy nhiên cần bóc vỏ và bỏ càng kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, tôm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy việc nấu nướng và chế biến cũng cần chú ý để tôm không bị mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có.

Dưới đây là những lưu ý trong cách chế biến tôm cho trẻ bị ho để đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng. Mời các mẹ cùng tham khảo

Trẻ bị ho ăn tôm đúng cách

  • Tôm bóc vỏ, bỏ càng, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Nên ưu tiên chế biến tôm thành các món hấp, luộc để giữ trọn vẹn nguyên dưỡng chất có trong thực phẩm, cũng như giúp trẻ thanh đạm, dễ tiêu hóa hơn.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng tôm để nấu súp, nấu cháo cũng là những lựa chọn tuyệt vời.
  • Dù trẻ ho có thể ăn tôm những với những trẻ có tiền sử dị ứng tôm thì mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn, đặc biệt là khi đang bị ho.

Tổng hợp thực đơn chế độ dinh dưỡng cho bé bị ho

Ngoài tôm ra, mẹ còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn. Dưới đây là những món ăn tốt cho trẻ bị ho mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ:

  • Mật ong: Mật ong là phương thuốc truyền thống điều trị ho rất tốt. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh hiệu quả của mật ong trong việc giảm triệu chứng ho về đêm của trẻ. Tuy nhiên, thực phẩm này phù hợp với những trẻ lớn hơn là trẻ sơ sinh.

Mật ong

  • Những thực phẩm Probiotics: Probiotics là một loại lợi khuẩn đường ruột, có trong một số thực phẩm như sữa chua,… Đây là chất rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ bởi nó không chỉ giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, từ đó giúp trẻ có sức khỏe khỏe mạnh để nhanh chóng khỏi ho.
  • Dứa: Trong dứa có chứa bromelain, một hỗn hợp các enzym có tác dụng giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy bên trong cổ họng trẻ. Do đó, đây là một trong những thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn của trẻ khi bị ho.
  • Súp gà: Súp gà được nhiều nghiên cứu cho rằng có thể hỗ trợ điều trị giảm ho, cảm lạnh, giảm chất nhầy tắc nghẽn bên trong mũi và cổ họng.

Ngoài những thực phẩm có lợi trên đây, mẹ cũng cần loại bỏ những thực phẩm có hại cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Điều này sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị ho cho trẻ. Sau đây, Adomir xin gợi ý đến các mẹ một số món ăn nên kiêng khi trẻ bị ho.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Nước ngọt và đồ uống có gas.
  • Thức ăn lạnh, đặc biệt là nước đá.

Tổng kết

Đối với câu hỏi “Trẻ ho có ăn được tôm không?”, câu trả lời từ các chuyên gia là trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể ăn phần thịt tôm mà không gây ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị ho, ngược lại còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên cần loại bỏ phần vỏ và càng trước khi cho trẻ ăn vì chúng có thể gây ngứa, rát, tổn thương niêm mạc họng khiến trẻ càng bị ho nhiều hơn.

This post was last modified on 26/03/2024 09:21

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago