Categories: Tổng hợp

21 mẹo chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian hiệu quả nhất

Published by

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian luôn được bố mẹ tin tưởng bởi thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Mẹ có thể hạn chế tình trạng mồ hôi trộm cho bé dễ dàng mà không cần dùng thuốc.

1. Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết mồ hôi khi đang ngủ hoặc khi ở trạng thái không vận động. Dù cơ thể không hoạt động, thời tiết không nóng bức nhưng người vẫn đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi trộm thường có nhiều ở nách, đầu, lòng bàn tay, bàn chân, bụng, gáy.

Mồ hôi trộm xảy ra có thể do những nguyên nhân là:

  • Quấn chăn quá kỹ khi ngủ: Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ em do cha mẹ sợ con lạnh vào ban đêm. Quấn chăn quá kỹ khiến cơ thể bị nóng, nhiệt không thoát được ra ngoài tạo thành mồ hôi.
  • Do thiếu Vitamin D: Vitamin D là chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ. Thiếu Vitamin D gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, đổ mồ hôi trộm.
  • Mắc các bệnh lý: Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mồ hôi trộm như lao giai đoạn sơ nhiễm, bướu cổ, bệnh tuyến giáp,…Với những trường hợp ra mồ hôi trộm do bệnh lý, mồ hôi thường ra nhiều và liên tục khiến cơ thể bị mất lượng nước lớn.

Người bị ra mồ hôi nhiều dễ bị cảm lạnh do lỗ chân lông thường xuyên mở rộng. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.

2. Mẹo chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho trẻ

2.1. Bài thuốc chữa mồ hôi trộm bằng các loại lá

2.1.1. Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu

Dùng lá dâu là một trong những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian hiệu quả

Lá dâu có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, cải thiện chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng lá dâu để tắm cho trẻ như sau:

  • Dùng 300g lá dâu tươi, chọn lá già nhưng vẫn còn xanh.
  • Đun lá dâu với 2l nước thêm một chút muối trắng. Để nước nguội bớt và dùng nước đó tắm cho trẻ hàng ngày.

Đọc thêm: 7 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu

2.1.2. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y với công dụng hoạt huyết, bổ thận, thanh nhiệt, làm mát cơ thể và chữa mụn nhọt, mề đay.

Cách dùng lá đinh lăng chữa mồ hôi trộm cho trẻ:

  • Dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch đun sôi với 2 nước thêm chút muối trắng.
  • Khi nước nguội bớt thì dùng nước đó tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm nước lá đinh lăng, mẹ cần lau người lại cho trẻ với nước lọc.

2.1.3. Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

Lá lốt có mùi thơm đặc trưng và có nhiều công dụng quý cho sức khỏe. Dùng lá lốt chữa mồ hôi trộm hiệu quả vì nó có công dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh nhiệt, giải độc.

  • Mẹ dùng thân và lá lốt rửa sạch đun sôi với 2l nước.
  • Đợi nước nguội bớt thì dùng nước đó xông hơi toàn thân cho bé.

2.1.4. Chữa mồ hôi trộm bằng diếp cá

Rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng, vị chua và tính mát. Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tiêu viêm, trị mụn nhọt và chữa chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lấy 50g rau diếp cá, 100g đậu xanh đun với nước trong 30 phút sau đó thêm đường phèn.
  • Dùng nước đó uống vào buổi sáng.

2.1.5. Chữa mồ hôi trộm bằng rau ngót

Rau ngót có vị ngọt hơi đắng và tính mát. Rau ngót có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Lá rau ngót có tác dụng tiêu mụn nhọt, ban sởi. Ngoài ra, rau ngót cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Các mẹ có thể cho bé ăn bột rau ngót thực hiện như sau:

  • Dùng 50g lá rau ngót đem rửa sạch xay nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Lấy nước rau ngót đó đem khuấy bột cho bé ăn hàng ngày.

2.1.6. Chữa mồ hôi trộm bằng rau hẹ

Rau hẹ có tác dụng chữa ra mồ hôi trộm hiệu quả. Lá rau hẹ có tác dụng bổ khí, bổ thận, làm mát cơ thể, cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian từ rau hẹ:

  • Lấy 50g lá hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy nước.
  • Dùng nước rau hẹ đun sôi để nguội cho trẻ uống 1-2 thìa mỗi lần.

2.2. Các món ăn chữa mồ hôi trộm

2.2.1. Cháo trai

Cháo trai là một trong những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian rất hiệu quả.

  • Cháo trai chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, cung cấp nhiều Canxi nhờ đó có tác dụng cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.
  • Cháo trai cũng có tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho người bị ra nhiều mồ hôi trộm do nóng trong.
  • Ngoài ra, cháo trai thường được kết hợp với rau răm là loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt tốt.

Nguyên liệu:

  • 1kg trai
  • 50g gạo tẻ
  • 50g gạo nếp
  • Hành khô
  • Rau răm
  • Gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm,…)

Cách làm:

  • Sơ chế nguyên liệu: trai rửa sạch ngâm với nước vo gạo khoảng 1-2 tiếng cho ra hết đất cát. Luộc trai với 1l nước cho tới khi sôi 5 phút và trai mở hết vỏ. Nhặt lấy phần thịt trai để riêng. Phần nước luộc trai để lắng xuống sau đó gạn lấy phần nước trong nấu cháo. Gạo nếp gạo tẻ vo sạch. Hành khô băm nhỏ. Rau răm nhặt rửa sạch băm nhỏ.
  • Dùng nước luộc trai cho gạo vào nấu cháo. Ướp thịt trai với gia vị khoảng 15 phút sau đó xào săn lại với hành khô và dầu ăn.
  • Khi cháo đã chín thì cho thịt trai vào, đảo đều và nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

2.2.2. Cháo sò hến

  • Sò hến có chứa nhiều dưỡng chất và Canxi đặc biệt tốt cho người bị ra mồ hôi trộm.
  • Sò hến có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể và bồi bổ sức khỏe.
  • Cách nấu cháo sò hến tương tự như cách nấu cháo trai.

2.2.3. Cháo nếp cẩm

Nếp cẩm là loại gạo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếp cẩm có tác dụng bổ huyết, chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, chữa chứng ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu:

  • 70g nếp cẩm
  • 1l nước
  • Gia vị

Cách làm:

  • Nếp cẩm vo sạch ngâm 4-5 tiếng cho mềm.
  • Đổ nước và gạo vào đun với lửa nhỏ. Tới khi cháo chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

2.2.4. Canh chua cá quả

Cá quả là loại cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cá quả có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng, bổ huyết có tác dụng cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Cách thực hiện món canh chua cá quả thơm ngon và giải nhiệt tốt như sau:

Nguyên liệu:

  • 2 khoanh cá quả to
  • ½ quả dứa
  • 3 quả cà chua
  • 5 quả đậu bắp
  • Giá đỗ: 100g
  • Hành lá, rau ngổ
  • Gia vị

Cách làm:

  • Cá quả rửa sạch ướp với gia vị 5-10 phút. Dứa, cà chua cắt miếng nhỏ. Đậu bắp thái lát, giá đỗ nhặt sạch để ráo nước. Hành lá băm nhỏ, rau ngổ nhặt cắt khúc vừa ăn.
  • Phi thơm hành sau đó cho cá và dứa vào đảo nhẹ. Dùng 700ml nước đổ vào đun cùng.
  • Khi nước sôi khoảng 5 phút thì cho tiếp cà chua vào. Đun cho tới khi nước sôi trở lại thì thêm giá đỗ, rau ngổ. Nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

2.2.5. Cá diếc hấp gừng

Cá diếc có vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bổ huyết, tiêu viêm, sát khuẩn, trị chướng bụng, ăn không tiêu. Cá diếc còn có tác dụng chữa chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Các thực hiện món cá diếc hấp gừng như sau:

Nguyên liệu

  • 500g cá diếc
  • 2 củ gừng non
  • 2 củ sả
  • Gia vị

Cách làm:

  • Cá diếc làm sạch ướp gia vị 5-10 phút.
  • Gừng non 1 nửa thái lát, 1 nửa đem băm nhỏ. Sả cắt khúc.
  • Xếp gừng băm nhỏ và sả vào trong bụng cá. Đặt gừng thái lát vào đĩa sau đó để cá lên trên. Hấp cách thủy trong 30 phút là hoàn thành.

2.2.6. Cá mực

Cá mực tươi có nhiều lợi ích cho sức khỏe là: cung cấp nhiều dưỡng chất, ổn định huyết áp, thanh nhiệt, chứa nhiều Canxi giúp răng và xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu:

  • 500g mực tươi
  • 500ml nước dừa
  • 2 củ sả
  • 1 củ gừng
  • Dầu ăn
  • Gia vị

Cách làm:

  • Mực làm sạch để ráo nước. Gừng và sả băm nhỏ
  • Đem mực chiên vàng sơ vớt ra để ráo dầu.
  • Xếp mực vào nồi, thêm nước dừa, gừng, sả đun với lửa nhỏ.
  • Đun đến khi nước dừa cạn còn 1 nửa thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

2.2.7. Nấm mèo xào

Nấm mèo có tác dụng lợi ngũ tạng, bổ huyết, chữa bệnh đường ruột và thanh lọc đường ruột. Nấm mèo giúp thanh lọc cơ thể, đào thải thức ăn ra ngoài và giúp điều trị chứng mồ hôi trộm.

Nguyên liệu:

  • 20g nấm mèo
  • 2 quả cà chua
  • 2 củ hành khô
  • Gia vị

Cách làm:

  • Nấm mèo ngâm với nước ấm trong 5 phút sau đó rửa sạch, bỏ phần chân nấm, thái chỉ. Cà chua rửa sạch bổ múi. Hành khô băm nhỏ.
  • Phi thơm hành khô sau đó cho nấm mèo vào xào cùng cho săn lại. Sau đó cho cà chua vào xào cùng tới khi cà chua chín thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

2.2.8. Tim heo hấp lá dâu

Lá dâu có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Tim heo có giá trị dinh dưỡng cao, bồi bổ sức khỏe. Kết hợp hai nguyên liệu trên tạo thành món ăn bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 1 quả tim heo
  • 50g lá dâu non
  • Gia vị

Cách làm:

  • Tim heo làm sạch thái mỏng ướp gia vị 10 phút. Lá dâu rửa sạch thái chỉ.
  • Đem trộn đều tim heo đã ướp gia vị và lá dâu sau đó hấp cách thủy 20-30 phút. Dùng món ăn vào buổi chiều để có tác dụng tốt nhất.

2.2.9. Tim lợn hầm đậu đen

Đậu đen có tác dụng bổ huyết, có tính hàn giúp thanh nhiệt giải độc, cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Kết hợp đậu đen và tim lợn thành món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bị ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu:

  • 1 quả tim lợn
  • 50g đậu đen
  • Gia vị

Cách làm:

  • Tim lợn thái miếng dày vừa đủ, đậu đen rửa sạch.
  • Cho tim lợn và đậu đen vào nồi, hầm cho tới khi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng món ăn vào buổi chiều.

2.3. Các loại chè chữa mồ hôi trộm

2.3.1. Chè đậu xanh

Chè đậu xanh thanh nhiệt giải độc, chữa mồ hôi trộm hiệu quả

Đậu xanh không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc trong Đông y.

  • Đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát.

  • Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, chữa cảm sốt, tiêu khát, giảm nhiệt, hạ mỡ máu, tốt cho người bị ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu:

  • 150g đậu xanh bỏ vỏ

  • 20g bột sắn dây

  • 100g đường phèn

  • 500l nước

Cách làm:

  • Đậu xanh rửa sạch ngâm nước 1h cho nở

  • Hấp đậu xanh cho đậu tơi và mềm

  • Cho bột sắn và nước lọc khuấy đều đun cho tới khi bột trong thì thêm đậu xanh vào khuấy đều tay thêm 10 phút nữa, thêm đường phèn là hoàn thành.

2.3.2. Chè đậu đen

Đậu đen có vị ngọt có tác dụng bổ thận, bổ huyết. Đậu đen cũng giúp thanh nhiệt giải độc, giải phong nhiệt nên giúp những người bị chứng ra mồ hôi trộm cải thiện được tình trạng của mình. Nguyên liệu:

  • 100g đậu đen

  • 100g đường phèn

  • 1l nước

Cách làm:

  • Đậu đen đem rửa sạch đun với 1l nước ở lửa nhỏ cho tới khi đậu chín mềm.

  • Thêm đường phèn vào khuấy cho tan là hoàn thành.

3. Cách chữa mồ hôi trộm ở người lớn theo cách dân gian

3.1. Cây xô thơm

Mùi hương của cây xô thơm có khả năng cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm

Cây xô thơm với mùi thơm đặc trưng không chỉ giúp cải thiện chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả mà còn có tác dụng giúp khử mùi, chữa chứng khó tiêu, tiêu chảy.

Cách dùng:

  • Dùng 2 thìa lá xô thơm đã sấy khô cho vào cốc. Đổ nước đun sôi vào cốc.
  • Để lá ngâm trong nước sôi 10-15 phút sau đó lọc lấy nước để uống.
  • Dùng nước lá xô thơm liên tiếp trong 2 tháng để cải thiện chứng ra mồ hôi trộm.

3.2. Lá sầu đâu

Lá cây sầu đâu có tác dụng chữa trị nhiều vấn đề về da như mụn nhọt, ghẻ lở. Lá sầu đâu có tác dụng giảm tiết mồ hôi, rất tốt cho người bị ra mồ hôi trộm.

Cách dùng:

  • Lấy 5-10 cành lá sầu đâu đun với 2l nước trong 10-15 phút.
  • Dùng nước lá sầu đâu đã đun để tắm. Tắm nước lá sầu đâu thường xuyên sẽ giúp mồ hôi trộm bớt ra hơn.

3.3. Tinh dầu cây anh thảo

Tinh dầu cây anh thảo có tác dụng chữa chứng nóng bừng người, là cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 muỗng cà phê tinh dầu cây anh thảo trộn với 2 muỗng dầu starfower sau đó thoa đều lên da.
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi đêm sẽ mang lại hiệu quả.

3.4. Cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Cam thảo có tác dụng chữa chứng nóng trong và giảm tiết mồ hôi hiệu quả.

Cách dùng:

  • Cho 5g cam thảo khô đun với 500ml nước trong 5 phút.
  • Dùng nước đó để uống trong ngày xen kẽ với nước lọc.

4. Một số lưu ý khi bị mồ hôi trộm

4.1. Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát

Phòng ngủ bí bách, thiếu thông thoáng khiến cho nhiệt độ trong phòng tăng cao là nguyên nhân khiến cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn. Vì vậy, bạn cần tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, không khí có sự lưu chuyển.

4.2. Không đắp quá nhiều chăn khi đi ngủ

Khi bị mồ hôi trộm, bạn nên tránh đắp quá nhiều chăn khi ngủ. Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp để bạn không cần đắp quá nhiều chăn mà vẫn thoải mái. Bạn nên lựa chọn chăn lông vũ vì vừa nhẹ lại vừa ấm áp.

4.3. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái

Mặc quần áo chật, quần áo bó sẽ khiến da của bạn bí bách vì không có chỗ để thở và toát nhiều mồ hôi hơn. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, ưu tiên các chất liệu giúp thấm hút mồ hôi tốt như cotton và hạn chế mặc đồ chất liệu da, len.

4.4. Bổ sung nước

Những người bị ra mồ hôi trộm nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể vì đổ mồ hôi làm mất nước. Lượng nước bị thất thoát qua việc đổ mồ hôi là khá nhiều. Nếu bạn không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì thiếu nước.

4.5. Không tắm ngay khi bị đổ mồ hôi

Ra nhiều mồ hôi trộm có thể khiến bạn rất khó chịu nhưng bạn cần lưu ý rằng không được tắm ngay.

  • Khi mồ hôi ra nhiều, bạn nên dùng khăn lau bớt và ngồi ở nơi mát một lúc sau đó mới đi tắm.
  • Nếu bạn đi tắm ngay, lỗ chân lông đang nở lo gặp nước sẽ co lại đột ngột sẽ khiến bạn dễ bị đột tử rất nguy hiểm.

4.6. Đi khám bác sĩ

Trường hợp ra mồ hôi trộm kèm theo những triệu chứng bệnh lý khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác có cách điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.

4.7. Bổ sung dinh dưỡng

Cơ thể ra mồ hôi trộm có thể là do thiếu một số dưỡng chất cần thiết. Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất bao gồm:

  • Immune alpha: Có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Colostrum: Cung cấp kháng thể mạnh mẽ giúp chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm, bảo vệ hệ miễn dịch.
  • FOS: Có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, hấp thu hiệu quả nhiều chất dinh dưỡng, phòng chống bệnh đường ruột.
  • DHA: Là một loại axit béo có tác dụng quan trọng hình thành cấu trúc và hỗ trợ hoạt động của cơ thể. DHA cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt.

Ngoài ra bố mẹ nên bổ sung thêm Canxi, Vitamin D3, MK7 để xương chắc khỏe và dẻo dai, cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm do thiếu Canxi và Vitamin D.

  • Canxi: Thiếu Canxi khiến cho hệ xương kém chắc khỏe, trẻ dễ mắc bệnh, dễ ốm vặt. Mẹ nên lựa chọn bổ sung Canxi nano vì chúng có kích thước siêu nhỏ nên tăng khả năng hấp thu lên gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Canxi nano sẽ được thẩm thấu tối đa vào máu, không còn dư thừa ở thành ruột hay mô mềm.
  • Vitamin D3: Giúp duy trì nồng độ Canxi trong máu, tăng khả năng hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu. Thiếu Vitamin D3 gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và còi xương.
  • MK7: có tác dụng vận chuyển Canxi từ máu vào tận xương. MK7 lấy Canxi dư thừa ở mạch máu, mô mềm vận chuyển đến những nơi cần Canxi, không để Canxi dư thừa trong cơ thể.

Những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian trên đây sẽ giúp cải thiện tình trạng một cách hiệu quả. Hãy áp dụng ngay để đẩy lùi triệu chứng “đáng ghét” này nhé các bạn!

This post was last modified on 23/02/2024 07:57

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

3 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

13 giờ ago