Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi cũng như biết được Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự.

Khái niệm phản ứng trùng hợp

– Phản ứng trùng hợp là phản ứng hóa học để tổng hợp các hợp chất cao phân tử

Bạn đang xem: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

– Phản ứng trùng hợp (addition polymerization) hay còn gọi là phản ứng trùng hợp chuỗi’ là phản ứng tạo thành polymer có mắt xích cơ bản cấu tạo tương tự với monomer tham gia phản ứng.

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etylen terephtalat)

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli(vinyl clorua)

Đáp án hướng dẫn giải

Poli (etylen terephtalat), protein, nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

Poli (vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Đáp án D

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Nội dung nhận định nào dưới đây là đúng:

A. Polipropilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Tơ enan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.

D. Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là CH2= C(CH3) – COOCH3.

Câu 2. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; phenol; isopren; but-1-en.

B. Benzen; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. Axetilen; buta-1,3-đien; stiren; vinyl clorua.

Câu 3. Nội dung nhận định nào sau đây là đúng về polime?

A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

C. Protein là một loại polime thiên nhiên.

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Câu 4. Nhận định nào sau đây là chính xác

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime nhân tạo

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

D. Nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan là các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

Xem thêm :

Câu 5. Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu? Biết hiệu suất este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%)

A. 215 kg và 80 kg

B. 171 kg và 82 kg

C. 65 kg và 40 kg

D. 170 kg và 82 kg

Câu 6. Nhựa phenol fomanđehit được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với:

A. CH3COOH trong môi trường axit.

B. HCHO trong môi trường axit.

C. HCOOH trong môi trường axit.

D. CH3CHO trong môi trường axit.

Câu 7. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. poli stiren.

D. poli acrilonitrin.

Câu 8. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. Poli (metyl metacrylat).

B. Poli (hexametylen-ađipamit).

C. Poli (vinyl clorua).

D. Poli (butađien-stiren).

Câu 9. Dãy các polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Polietilen; tơ nilon-6,6

B. Tơ lapsan; poli(vinyl clorua)

C. Tơ nitron; cao su buna-S

D. Tơ nilon-7; poli (metyl acrylat)

Câu 10. Dãy polime được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng là

A. Poliisopren, tơ nitron, nilon-6

B. Polipropilen, poli(phenol-fomandehit), nilon-7

C. Tơ lapsan, nilon-6, poli(phenol-fomandehit)

D. Nilon-6,6, tơ nitron, polipropilen

Câu 11. Trong các polime sau: polistiren; tơ lapsan; nilon-6,6; tơ tằm; thủy tinh hữu cơ; tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, số polime trùng ngưng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 12. Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2 .

B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3CH=CH2

Câu 13. Nhận định đúng là:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Câu 14. Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

A. CH2=CH-COOCH3.

B. CH2=CH-OCOCH3.

C. CH2=CH-COOC2H5.

D. CH2=CH-CH2OH.

Câu 15. Phát biểu khôngđúng là

A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.

B. Len, tơ tằm,tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tựnhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.

D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử

Câu 16. Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n; (- CH2- CH=CH- CH2-)n; (- NH-CH2-CO-)n.Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.

B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2- CH2- COOH.

C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.

D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
  • 180 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Amin – Amino axit – Protein
  • Lý thuyết hóa 12 chương 3: Amin, Amino axit và Protein
  • Trắc nghiệm Hóa học lớp 12: Chương 3 – Amin – Amino axit – Protein

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu câu hỏi liên quan

  • Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp
  • Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học
  • Tơ poliamit kém bền trong dung dịch axit và dung dịch kiềm
  • Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên
  • Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
  • Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Nguồn: https://nvh.edu.vnDanh mục: Giáo Dục