Categories: Tổng hợp

THAI NGOÀI TỬ CUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Published by
  • Nhóm Kiến thức Y Khoa
  • Lượt xem

THAI NGOÀI TỬ CUNG & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

BS. CKII. Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Chuyên môn, BVQT Phương Châu

Thai ngoài tử cung có thể nói là một rủi ro không mong muốn đối với người phụ nữ, đặc biệt là các gia đình trông con. Hơn nữa nó còn là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm tránh những nguy hiểm đến tính mạng người mẹ khi thai ngoài tử cung bị vỡ. Do vậy, mỗi người phụ nữ cần trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe cơ thể trước những bệnh lý nguy hiểm, như tình trạng thai ngoài tử cung là một ví dụ điển hình.

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong lòng tử cung mà làm tổ ở vị trí bên ngoài tử cung. Hầu hết các trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng (>90%). Khối thai phát triển có thể làm cho vòi trứng bị vỡ và gây ra tình trạng chảy máu bên trong ổ bụng trầm trọng. Tình trạng trên cần được xử lý phẫu thuật khẩn cấp để cứu lấy tính mạng người bệnh đang bị đe dọa.

2. Các nguy cơ của bệnh lý thai ngoài tử cung?

Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý thai ngoài tử cung bao gồm:

– Tiền sử bị thai ngoài tử cung trước đây

– Tiền sử phẫu thuật trên vòi trứng

– Tiền sử phẫu thuật vùng bụng hay vùng chậu

– Tiền sử mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs)

– Bị viêm nhiễm vùng chậu

– Bị lạc nội mạc tử cung…

Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung, bao gồm:

– Hút thuốc lá

– Tuổi > 35

– Tiền sử bị hiếm muộn

– Áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm…

Khoảng một nửa trường hợp thai ngoài tử cung không biết rõ các yếu tố nguy cơ. Phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục nên cảnh giác với những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt nếu có những triệu chứng nghi ngờ bị thai ngoài tử cung.

Hình 1: Các vị trí thường gặp của thai ngoài tử cung

3. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?

Đầu tiên, một trường hợp thai ngoài tử cung có thể có cảm giác giống như một trường hợp mang thai bình thường, như: trễ kinh, đau bụng hay căng đau vú. Các dấu hiệu khác, bao gồm:

– Ra huyết âm đạo

– Đau vùng lưng bên dưới

– Đau nhẹ ở bụng hay vùng chậu

– Đau co thắt nhẹ một bên chậu

Trong giai đoạn này, thật khó có thể phân biệt đâu là trường hợp mang thai bình thường hay bị thai ngoài tử cung. Khi có các dấu hiệu đau bụng vùng chậu hay ra huyết âm đạo bất thường, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sớm nhất.

Khi thai ngoài tử cung phát triển, nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, đặc biệt khi thai ngoài tử cung bị vỡ. Các triệu chứng bao gồm:

– Đau bụng hay đau vùng chậu đột ngột, dữ dội

– Đau vai

– Cảm giác yếu đuối, mệt mõi hay muốn ngất…

Một trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ có thể gây ra tình trạng xuất huyết trong ổ bụng trầm trọng. Đó là khi bạn bị đau bụng đột ngột, dữ dội kết hợp đau vai, cảm thấy mệt, yếu đuối… thì bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất.

4. Bệnh lý thai ngoài tử cung được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn không có các triệu chứng nghi ngờ thai ngoài tử cung vỡ nhưng các bác sĩ Sản Phụ khoa nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung, họ có thể sẽ thực hiện:

– Thăm khám vùng chậu của bạn

– Siêu âm để tìm vị trí khối thai đang phát triển ở bên trong hay bên ngoài tử cung (siêu âm ngã âm đạo)

– Xét nghiệm hormone Beta HCG trong máu để xác định tình trạng có thai

Hình 2: Siêu âm ngả âm đạo chẩn đoán thai ngoài tử cung

5. Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào?

Một khi thai đã nằm ngoài tử cung thì không thể di chuyển được vào bên trong tử cung, vì vậy thai ngoài tử cung cần phải được điều trị.

Có 2 phương pháp được áp dụng để điều trị thai ngoài tử cung, đó là: điều trị nội khoa và phẫu thuật

Với mỗi phương pháp điều trị, có thể cần phải có thêm vài tuần theo dõi tiếp theo sau đó.

6. Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung là gì?

Thuốc thường được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc có tác dụng ngăn không cho các tế bào phát triển, làm chấm dứt thai kỳ. Khối thai ngoài tử cung sau đó sẽ được cơ thể tự hấp thu trong khoảng thời gian từ 4 -6 tuần. Với phương pháp điều trị này, đa số các trường hợp sẽ không cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ tai vòi chứa khối thai ngoài tử cung.

7. Khi nào thì thai ngoài tử cung được điều trị nội khoa?

Methotrexate được sử dụng điều trị nếu như khối thai ngoài tử cung chưa vỡ. Có một vài yếu tố liên quan đến việc quyết định điều trị nội khoa thai ngoài tử cung. Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là việc xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Beta HCG. Bạn không thể điều trị nội khoa bằng Methotrexate nếu bạn đang cho con bú hoặc có các vấn đề sức khỏe không phù hợp.

8. Methotrexate được sử dụng như thế nào?

Methotrexate thường được tiêm một liều. Trước khi tiêm Methotrexate, cần xét nghiệm máu để đo nồng độ HCG và chức năng của một số cơ quan khác. Nếu nồng độ HCG vẫn chưa giảm đúng như mong đợi sau liều Methotrexate đầu tiên, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng thêm Methotrexate liều tiếp theo. Bạn cũng sẽ được theo dõi cẩn thận trong suốt thời gian này cho đến khi HCG không còn trong máu.

9. Phẫu thuật thai ngoài tử cung được thực hiện như thế nào?

Thai ngoài tử cung thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng một camera có độ phân giải cao với ánh sáng được đưa vào bên trong ổ bụng qua các vết thương nhỏ trên thành bụng (khoảng 0,5 – 1cm). Phẫu thuật nội soi được thực hiện tại bệnh viện với phương pháp gây mê toàn thân.

Hình 3: Thai ngoài tử cung đoạn kẽ, được điều trị bằng phẫu thuật nội soi

10. Bạn cảm thấy như thế nào sau khi được điều trị?

Kể cả khi bạn được điều trị nội khoa bằng Methotrexate hay phẫu thuật thì bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi vài tuần trong giai đoạn hồi phục. Bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng bụng. Nếu bạn bị đau không đáp ứng với thuốc giảm đau không kê đơn (như Paracetamol), hãy nói điều đó với bác sĩ đang theo dõi cho bạn.

Cần phải có thời gian để nồng độ HCG giảm xuống sau khi điều trị thai ngoài tử cung. Có thể bạn vẫn tiếp tục có cảm giác mang thai trong 1 thời gian. Có thể mất 1 vài chu kỳ để kinh nguyệt của bạn trở về bình thường.

11. Bị thai ngoài tử cung, có ảnh hưởng đến quá trình mang thai tiếp theo không?

Một khi bạn bị thai ngoài tử cung, nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở bên còn lại sẽ cao hơn. Trong những thai kỳ tiếp theo ở tương lai, hãy cảnh giác với những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thai ngoài tử cung cho đến khi bác sĩ xác nhận rằng túi thai đã làm tổ đúng vị trí bên trong tử cung.

* Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/womens-health/faqs/ectopic-pregnancy

This post was last modified on 12/02/2024 06:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

8 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

13 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

13 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago