Với phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, hiểu biết về kỳ rụng trứng là rất quan trọng. Trong đó bao gồm các thông tin như trứng rụng trong bao lâu, trứng sống trong tử cung bao lâu và cách tính toán kỳ rụng trứng để dễ thụ thai,… tất tần tật sẽ có trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Tổng thời gian chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh kế tiếp.
Bạn đang xem: Trứng rụng trong bao lâu và sống trong tử cung bao lâu?
Thông thường chu kỳ này kéo dài 28 ngày nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa mỗi người. Vì vậy trung bình một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. Trong đó bao gồm 2 giai đoạn:
Ở cuối chu kỳ trước, nồng độ hormone estrogen và progesteron giảm đột ngột gây kích thích tuyến yên tăng tiết hormone FSH và LH. Dưới sự tác động của hai loại hormone này thì các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu phát triển và sau vài ngày sẽ to lên đồng thời tăng tiết estrogen.
Tại cổ tử cung, sau kỳ hành kinh, biểu mô niêm mạc tử cung tiếp tục được tăng sinh, dày lên và các tuyến ở cổ tử cung cũng bài tiết ra một lớp dịch nhầy để tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.
Tại buồng trứng, sau 7 – 8 ngày phát triển thì thường chỉ có một nang trứng phát triển mạnh mẽ còn số nang còn lại sẽ thoái hóa dần. Dưới tác động của FSH và LH thì nang trứng này sẽ tăng trưởng đến một kích thước nhất định gọi là nang chín.
Đồng thời, FSH với nồng độ tăng cao sẽ làm cho trứng căng phồng, thành nang trứng mỏng lại và vỡ ra. Lúc này còn gọi là hiện tượng phóng noãn (hay rụng trứng) và thường diễn ra trước kinh nguyệt khoảng 13 – 14 ngày.
Xem thêm : Bật mí tất tần tật về cung hoàng đạo nào đặc biệt nhất trong 12 cung
Bài tiết nội tiết tố: Sau hiện tượng phóng noãn, FSH và LH vẫn được tuyến yên tăng tiết khiến cho các vỏ nang trứng chuyển thành hoàng thể và tăng tiết một lượng lớn hormone estrogen và progesteron.
Ở tử cung, khi estrogen tiếp tục tăng tiết thì niêm mạc tử cung sẽ được kích thích tăng sinh, dày lên và tăng cường phát triển mạch máu xung quanh.
Hành kinh: Vào 2 ngày cuối của chu kỳ kinh, nếu không có sự thụ tinh diễn ra thì hoàng thể sẽ bị thoái hóa kéo theo nồng độ hormone estrogen và progesteron giảm mạnh. Lúc này các mạch máu tại tử cung co thắt, xuất huyết đồng thời tống xuất niêm mạc tử cung ra ngoài. Hiện tượng này còn gọi là hành kinh.
Vậy theo dòng thời gian chu kỳ kinh nguyệt như trên, trứng rụng trong bao lâu? Trứng rụng là cách nói khác của hiện tượng phóng noãn từ buồng trứng vào vòi trứng. Một kỳ rụng trứng thường có thể kéo dài từ 24 – 48 giờ. Đây được xem là thời điểm dễ thụ thai nhất trong thai kỳ.
Vì vậy, nếu vợ chồng bạn đang mong muốn có con, có thể tính toán thời điểm quan hệ tình dục sao cho trùng với ngày rụng trứng này. Thông thường thời điểm này vào khoảng giữa tháng hoặc người vợ có thể nhận biết ngày rụng trứng của mình thông qua các “tín hiệu” sau:
Thực tế rất khó để xác định chính xác ngày rụng trứng nhất là dựa trên cách tính chu kỳ kinh hay dựa trên các dấu hiệu rụng trứng. Vì vậy để xác định chính xác hơn, một số người lựa chọn dùng que thử trứng hoặc siêu âm canh trứng.
Bên cạnh cần quan tâm đến việc trứng rụng trong bao lâu thì bạn cũng cần biết đến thời gian của trứng có thể sống trong tử cung sau khi rụng. Khoảng thời gian trứng rụng là quá ngắn ngủi và nhiều cặp vợ chồng thường lỡ mất thời điểm “vàng” này. Vì vậy, biết được thời gian trứng và tinh trùng có thể sống trong tử cung sẽ giúp mở rộng khoảng thời gian dễ thụ thai.
Xem thêm : Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
Thông thường khi các nang noãn được phóng ra khỏi buồng trứng nếu không được thụ tinh thì chúng sẽ thoái hóa trong vòng từ 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, tinh trùng có thể sống từ 5 – 6 ngày trong tử cung của phụ nữ. Vì thế mà nếu đang canh ngày rụng trứng để mang thai, các cặp vợ chồng có thể chọn thời điểm quan hệ trong khoảng từ 5 – 6 ngày trước khi rụng trứng và 2 ngày sau khi trứng rụng. Thời gian này còn được gọi là cửa sổ thụ thai.
Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu rụng trứng hay các công cụ hỗ trợ như que thử rụng trứng, siêu âm canh trứng để xác định chính xác nhất có thể thời điểm mốc thời gian cận đến trứng rụng. Từ đó có kế hoạch để mang thai hay tránh thai theo ý muốn.
Lưu ý rằng cũng có những trường hợp bạn có kỳ hành kinh bình thường nhưng không có hiện tượng rụng trứng. Vì vậy, nếu thực hiện đầy đủ theo phương pháp canh rụng trứng để thụ thai mà vẫn chưa có hiệu quả thì đừng quá hoang mang và nản chí.
Nếu được, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, kể cả bạn đang mong muốn tránh thai hay có thai và đừng quên đi khám phụ khoa mỗi 3 – 6 tháng một lần để hạn chế tình trạng bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến chất lượng trứng nhé!
Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp được cho bạn câu hỏi trứng rụng trong bao lâu, trứng có thể sống bao lâu trong tử cung để bạn bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản của bạn nhé!
Vi Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 17:47
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…