Trinh thám vốn không phải một dòng sách được tác giả Việt Nam khai thác mạnh. Giờ đây, khi muốn tìm đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám của tác giả việt, bạn đọc có một số lựa chọn.
Một số cây bút trẻ tham gia viết trinh thám đã và đang cho ra mắt bạn đọc những tác phẩm đa dạng, ấn tượng, làm giàu nền văn học nước nhà.
Bạn đang xem: Những tác giả trinh thám Việt nổi bật
Kim Tam Long và tác phẩm Mặt nạ trắng. Ảnh: M.H.
Bật lên với series “trinh thám trắng”, Kim Tam Long hiện là một cái tên được đông đảo độc giả trinh thám đón nhận. Mới đây, cuốn đầu tiên trong chuỗi “trinh thám Trắng” của anh, Mặt nạ trắng, được tái bản với bìa mới. Điều này cho thấy nhu cầu của độc giả với các tác phẩm của Kim Tam Long.
Nhà văn từng chia sẻ anh biết đến trinh thám khá muộn. Và tới năm 2018, anh có tìm tài liệu để viết một truyện kinh dị, rồi tình cờ đọc được một bài báo cũ nói về thực trạng trinh thám Việt: “Văn học trinh thám Việt Nam: Hồi sinh hay tiếp tục yểu mệnh”.
Nhận thấy thị trường trinh thám Việt còn nhiều khoảng trống, Kim Tam Long nghĩ “Không ai viết thì mình viết”. Thế rồi, anh bắt tay viết Mặt nạ trắng (2018). Kim Tam Long chinh phục bạn đọc với những tác phẩm tiếp theo: Ẩn ức trắng (2020), Thảm kịch trắng (2022).
Các tác phẩm của cây bút trinh thám này thường khai thác chủ đề về hôn nhân, gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại, được nhà văn khai thác khéo léo, trong bầu không khí hồi hộp, gay cấn pha chút kinh dị.
Tác giả Đức Anh và sách Đảo bảo bệnh. Ảnh: M.H.
Nhà văn trẻ này sinh năm 1993 tại Kostroma, Nga, hiện sinh sống và làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh từng đoạt giải cuộc thi viết “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” với tiểu thuyết Đảo bạo bệnh. Là một người am hiểu về trinh thám, có nhiều tiểu luận sắc sảo về thể loại văn học này, Đức Anh thường viết thiên về tâm lý, với những đề tài đa dạng, ý tưởng mới lạ.
Đức Anh từng nói: “Viết là để kết nối với một thế giới khác. Tự thân tôi thấy tôi cần phải viết văn để sự nhìn đời của tôi được ổn định hơn, với riêng tôi”. Dễ thấy, các tác phẩm của anh có chiều sâu chiêm nghiệm nhất định. Độc giả thường đánh giá là văn anh già hơn tuổi.
“Chào sân” bằng tiểu thuyết Tường lửa và ngay sau đó là Thiên thần mù sương, Đức Anh cho thấy sở trường viết trong dòng văn học trinh thám.
Tác phẩm Ổ buôn người của Giản Tư Hải. Ảnh: Bách Việt Books.
Giản Tư Hải sinh năm 1977 tại Thanh Chương, Nghệ An. Là một nhà văn tay ngang, nghề chính là kiến trúc sư, nhưng Giản Tư Hải có số lượng sách được xuất bản đáng nể. Giản Tư Hải có nhiều trải nghiệm và vốn hiểu biết rộng, anh thường đưa vào tác phẩm những kiến thức rất đa dạng, phong phú, thú vị.
Giản Tư Hải từng đoạt giải cuộc thi viết “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” với tiểu thuyết Ổ buôn người. Đây là tiểu thuyết trinh thám có tiết tấu nhanh và tập trung vào hành động. Tác phẩm gần đây của anh mang tên Đại dịch kép, mượn đề tài đại dịch Covid-19 để viết, đem lại tính thời sự cho tác phẩm.
Trả lời phỏng vấn với Dương Tử Thành, nhà văn nói: “Với riêng tôi, văn học trinh thám là niềm đam mê, nó kỳ bí và lôi cuốn tôi mãnh liệt. Sau này, nếu viết đề tài khác như lịch sử, tình yêu hay thiếu nhi, thì tôi cũng phải lồng trong một bộ khung trinh thám mới có cảm hứng để viết”.
Ngoài Ổ buôn người và Đại dịch kép, Giản Tư Hải từng xuất bản các tác phẩm như: Âm mưu thay não (2011), Mật mã Champa (2016), Minh Mạng mật chỉ (2018).
Xem thêm : Chỉ số IQ cao nhất thế giới, họ là ai?
Tác giả Nguyễn Dương Quỳnh. Ảnh: FBNV.
Nữ nhà văn sinh năm 1990 tại Quảng Nam, đang học tập và sinh sống tại Kyoto, Nhật Bản. Cô là tác giả của những tác phẩm như: Ngủ ngon nhé, nàng thơ, Thỏ rơi từ mặt trăng, Thị trấn của chúng ta. Nguyễn Dương Quỳnh gây ấn tượng với lối viết văn mềm mại, lãng mạn, chậm rãi và đơn giản
Nguyễn Dương Quỳnh lần đầu thách thức mình ở thể loại trinh thám với tác phẩm Thăm thẳm mùa hè. Tác phẩm được độc giả khen ngợi vì có cách xây dựng câu chuyện chi tiết, lớp lang và chặt chẽ.
Nữ nhà văn từng chia sẻ với VOV: “Có một nhà xuất bản đã nói với mình là mặc dù bản thảo này, bạn biên tập rất thích nhưng vì nó máu me nên khó mà xuất bản được. Đối với nhà văn nước ngoài, viết như thế này không sao nhưng nhà văn Việt Nam thì sẽ có vấn đề”.
Tuy nhiên, sau khi ra mắt, cuốn sách đã gây được ấn tượng tương đối tốt trên văn đàn, cho thấy Nguyễn Dương Quỳnh là một nhà văn không ngại thể nghiệm, khám phá.
Nhà văn Di Li và tác phẩm Trại hoa đỏ. Ảnh: FBNV.
Nữ nhà văn sinh năm 1978 là một cái tên không quá xa lạ với cộng đồng đọc trinh thám ở Việt Nam. Dù đã 7 năm chưa ra tác phẩm văn học trinh thám nào mới, cái tên Di Li vẫn nổi bật, nhất là khi cả 2 tác phẩm của cô, Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7, được mua bản quyền chuyển thể thành phim dài tập. Đến nay, phim Trại hoa đỏ do Victor Vũ đạo diễn đã công chiếu tập 1.
Tiểu thuyết Trại hoa đỏ ngay từ khi mới xuất bản đã gây sốt, đem về cho Di Li giải ba cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký 2007- 2010 do Bộ Công an phối hợp cùng Hội nhà văn tổ chức.
Nhà văn Trần Thanh Hà từng nhận xét: “Di Li xử lý rất giỏi các vấn đề về kỹ thuật hình sự dù chị không phải là người trong nghề”.
Di Li cũng thường được công nhận là tác giả tiên phong kết hợp trinh thám và kinh dị ở Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 01:19
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…