12. Stephen Hawking (IQ – 160)
Nhà vật lý lý thuyết kiêm vũ trụ học này có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Stephen Hawking được xem như một trong những nhà khoa học thông minh nhất thời đại ngày nay, nổi tiếng với lý thuyết hố đen phát bức xạ hay còn gọi là bức xạ Hawking.
Bạn đang xem: Chỉ số IQ cao nhất thế giới, họ là ai?
Thế giới còn khâm phục Hawking bởi quá trình chống chọi căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis) từ thời niên thiếu để theo đuổi đam mê khoa học.
Quyển A Brief Hisory of Time (Lược sử thời gian) của ông đã bán được hơn 10 triệu bản trên toàn cầu, đứng trong danh sách bán chạy nhất của Sunday Times trong thời gian kỷ lục 237 tuần.
Năm 2002, Hawking được xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC.
11. Albert Einstein (IQ – 160-190)
Nhà vật lý học người Đức này được tạp chí Times gọi là “Con người của thế kỷ”. Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi “Einstein” đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài.
Ông đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.
Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1921 cho những cống hiến về vật lý lý thuyết của ông, nhất là phát ra hiệu ứng quang điện.
Ngày nay, khi nhắc đến Einstein là người ta nghĩ ngay đến sự thông minh.
10. Judit Polgar (IQ – 170)
Cô là đại kiện tướng cờ vua người Hungary, được xem là kỳ thủ nữ mạnh nhất thế giới từ trước đến nay.
Năm 1991, Polgar đạt danh hiệu kiện tướng lúc 15 tuổi 4 tháng, vào thời điểm đó là kỳ thủ trẻ nhất đạt được danh hiệu này đồng thời cũng là kì thủ trẻ nhất cho đến nay từng vào Top 100 của FIDE.
Polgar là người phụ nữ duy nhất thắng đương kim vô địch thế giới và đánh bại 11 cựu vô địch thế giới.
9. Philip Emeagwali (IQ – 190)
Ông là một kỹ sư người Nigeria, nhà toán học, nhà khoa học máy tính và là nhà địa chất học. Ông từng có thời gian bỏ học năm 13 tuổi vì cuộc chiến tranh giữa Nigeria và Biafran.
Tuy nhiên nhờ siêng năng tự học, Philip Emeagwali đạt được rất nhiều bằng cấp về toán học, kĩ sư hải dương và môi trường từ vô số trường ĐH trên thế giới.
Ông được nhận giải Gordon Bell Prize năm 1989 của Viện kỹ nghệ điện – điện tử (IEEE) cho đóng góp sử dụng siêu máy tính để phát hiện các mỏ dầu.
Xem thêm : Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á là?
8. Garry Kasparov (IQ – 194)
Garry Kasparov được xem là kỳ thủ cờ vua vĩ đại nhất mọi thời đại, từng giữ vị trí số 1 Thế giới 225 lần trong vòng 228 tháng.
Garry Kasparov là người được chọn thi đấu với siêu máy tính Deep Blue của IBM vốn có thể tính toán 3 triệu nước đi trong 1 giây. Những cuộc tỉ thí vào các năm 1989, 1996, 1997 được tổ chức nhằm so sánh xem liệu con người có thể chiến thắng máy tính không.
Tuy chỉ có thể cầm hòa một vài ván với siêu máy tính, đến nay ông vẫn là người giữ kỉ lục chuỗi trận thắng dài nhất trong lịch sử.
7. Christopher Michael Langan (IQ – 190 – 210)
Langan được xem là người thông minh nhất nước Mỹ hiện nay, biết nói năm 6 tuổi, 3 tuổi có thể tự đọc, lớn lên đạt điểm tuyệt đối trong bài thi SAT dù ngủ gật trong phòng thi.
Tuy thông minh nhưng Langan lại chọn cuộc sống bình dị, vừa lao động chân tay trong một trang trại ngựa của riêng mình, vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học.
Mô hình Lý thuyết-Nhận thức vũ trụ (CTMU) của Lagan được nhận xét rất khác biệt với mọi lý thuyết trước đây.
Năm 1999, Langan từng thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên “Quỹ Mega” giúp hỗ trợ các tài năng phát triển ý tưởng trong tương lai.
6. Edith Stern (IQ – 200+)
Edith Stern chào đời năm 1952 ở New York, Mỹ. Bà được cha, ông Aaron Stern, giáo dục bằng một chương trình huấn luyện nhân tài đặc biệt.
Edith Stern tiếp xúc với các thẻ từ vựng từ tháng thứ 11 và ngay 1 tuổi, cô đã có thể phân biệt các chữ cái, 2 tuổi có thể phát âm đầy đủ bảng chữ cái. 12 tuổi cô học ĐH và chỉ 4 năm sau cô đã là giảng viên về lượng giác học.
Hiện Edith Stern là kĩ sư xuất sắc của tập đoàn IBM.
5. Kim Ung Yong (IQ – 210)
Sinh năm 1963 ở Hàn Quốc, Kim Ung-Yong bắt đầu biết nói năm 6 tháng. Đến lần sinh nhật thứ 3, Kim Ung Yong đã có thể đọc được tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Đức.
Kim Ung Yong có thể làm thơ và viết 2 truyện ngắn năm 4 tuổi.
Lên 7 tuổi, Kim Ung Yong sang Mỹ để học tập và nghiên cứu theo lời mời của NASA. Ông đã hoàn thành chương trình đại học và cuối cùng lấy được bằng tiến sĩ về Vật lý của ĐH Colorado (Mỹ) trước 15 tuổi.
Giờ đây Kim Ung Yong dành thời gian nghiên cứu kỹ thuật dân dụng và giảng dạy tại trường ĐH Chungbuk, Hàn Quốc.
Xem thêm : Hướng dẫn cách đăng ký làm thẻ CCCD online tại TP. HCM
4. Christopher Hirata (IQ – 225)
Là thần đồng nước Mỹ, Christopher Hirata từng là người nhỏ nhất đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý Thế giới năm 1996 khi chỉ mới 13 tuổi. Năm 16 tuổi ông đã làm việc cho NASA và sau đó nhận bằng tiến sĩ ở ĐH Princeton khi chỉ mới 22 tuổi.
Ngày nay, ông là giáo sư vũ trụ học và vật lý ở ĐH Ohio (Mỹ).
3. Marilyn Vos Savant (IQ – 228)
Marilyn Vos Savant là một nhà văn, giảng viên, nhà viết kịch nổi tiếng người Mỹ. Người ta biết đến bà với cuốn sách “Ask Marilyn” in trên tạp chí Parade từ năm 1986.
Từ nhỏ, bà đã rất thông minh và có niềm đam mê lớn với Toán, Khoa học. Năm 10 tuổi, “nhà bác học nhí” thực hiện hai bài kiểm tra IQ Stanford-Binet. Kết quả cho thấy Marilyn có trí tuệ tương đương người 22 tuổi 11 tháng.
Bà là người đầu tiên được sách kỉ lục Guiness Thế giới công nhận là người có IQ cao nhất vào năm 1986 và giữ vững cho đến năm 1989.
2. Terence Tao (IQ – 225 – 230)
Ông là nhà toán học người Úc – Mỹ, gốc Trung Quốc, hiện đang là giáo sư toán tại ĐH California (Mỹ). Ông lấy bằng tiến sĩ khi mới 20 tuổi, được công nhận giáo sư khi mới 24 tuổi và nhận giải thưởng Fields năm 2006 khi mới 31 tuổi.
Ông là một trong hai người trong lịch sử chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của Johns Hopkins đạt trên 700 điểm trong kì thi toán SAT khi mới 8 tuổi (được 760 điểm).
Các năm 1986, 1987, và 1988, Tao là thí sinh nhỏ tuổi nhất tại thời điểm đó tham dự kì thi Olympic toán quốc tế và giành cả 3 huy chương vàng bạc đồng.
1. William James Sidis (IQ – 250 – 300)
Sinh năm 1898 tại New York trong một gia đình ai cũng thông minh, mới 5 tuổi Sidis đã có thể sử dụng máy tính, học được tiếng Latin, Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Do Thái.
Năm 6 tuổi, ông bị từ chối cho học tại ĐH Harvard khi bị coi là chưa lớn về mặt cảm xúc. Nhưng đến năm ông 11 tuổi, ĐH Harvard cho phép ông vào học.
Đến khi trưởng thành, ông được cho là thành thạo đến hơn 40 ngôn ngữ.
Tuy thông minh nhưng cuộc sống của ông không được trọn vẹn. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 16 tuổi, William dạy toán ở ĐH Rice ở Houston (Mỹ), tuy nhiên vì còn trẻ và nổi tiếng quá sớm trong khi bản chất ông là người khép kín nên ông luôn cảm thấy không thỏa mãn.
Ông còn tham gia bạo động và có nhiều tư tưởng chính trị đối lập, đến nỗi gia đình bị quản thúc chặt chẽ. Điều này càng gây cho ông sự bất mãn, và khi càng “chống đối”, ông càng bị truyền thông chỉ trích là “vô dụng”, “vô tích sự”.
Cuối cùng, năm 1944, ông qua đời ở tuổi 46 trong cô độc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp