Trước khi đi vào tìm hiểu về từ đồng nghĩa với từ cho là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng nghĩa như thế nào?
Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể. Từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa nhưng lại khác nhau về âm thanh, có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong thái phong cách nào đó hoặc là cả hai.
Bạn đang xem: Từ đồng nghĩa với Tổ quốc là từ gì?
Ví dụ: Từ bố đồng nghĩa với từ ba, thầy, tía; từ mẹ đồng nghĩa với từ má, u; từ gọn gàng đồng nghĩa với từ ngăn nắp; từ chăm chỉ đồng nghĩa với từ siêng năng, cần cù; từ lười biếng đồng nghĩa với từ lười nhác; từ chết đồng nghĩa với từ hi sinh, băng hà…
Từ đồng nghĩa được phân thành hai loại chính đó là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Cụ thể từng loại như sau:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tuyệt đối: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau, tức là chúng ta có thể sử dụng các từ đồng nghĩa với nhau thay cho nhau mà ý nghĩa và cách biểu đạt của văn bản vẫn được giữ nguyên mà không hề thay đổi.
Ví dụ: Từ đất nước đồng nghĩa với từ tổ quốc, từ bố đồng nghĩa với từ ba, từ mẹ đồng nghĩa với từ má, từ thịt heo đồng nghĩa với từ thịt lợn, từ siêng năng đồng nghĩa với từ chăm chỉ.
Chúng ta sẽ đặt câu với các từ trên để thấy rằng các từ đồng nghĩa hoàn toàn này có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa biểu đạt của câu:
Mẹ em rất xinh đẹp – Má em rất xinh đẹp
Thịt lợn mấy hôm nay tăng giá – Thịt heo mấy hôm nay tăng giá
Bạn Hoa rất chăm chỉ học tập – Bạn Hóa học tập rất siêng năng.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức thực hiện, khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì chúng ta xem xét thật kỹ, không nên trong trường hợp nào cũng thay thế chúng một cách tùy tiện vì như thế trong nhiều trường hợp nó sẽ dẫn đến sai ý nghĩa muốn biểu đạt của câu.
Ví dụ: từ chết đồng nghĩa với các từ như mất, hy sinh, băng hà. Các từ này là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy tất cả đều chỉ cái chết, nhưng cách sử dụng của các từ này hoàn toàn khác nhau. Từ chết là cách nói bình thường, còn từ mất là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, hai từ chết và mất có thể sử dụng cho mọi người, còn từ “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn thường dùng để chỉ cái chết của những người lính, từ băng hà cũng chỉ cái chết nhưng nó thường chỉ cái chết cho vua chúa.
Tổ quốc có thể hiểu là đất nước do tổ tiên để lại, hàng trăm đời nay với bao nhiêu thế hệ đã tạo nên bảo vệ và xây dựng tổ quốc ta.
Tổ quốc Việt nam là cội nguồn chung của mọi người Việt nam từ hàng ngàn năm nay. Tên Tổ quốc chỉ giản dị cho biết đó là Tổ quốc của dân tộc nào, ai có nguồn cội từ đâu.
Chúng ta cần phải bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân; là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị trừng trị theo pháp luật.
Xem thêm : Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa?
Từ đồng nghĩa với Tổ quốc là các từ đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương. Những từ này cũng tuy có nghĩa giống nhau nhưng chúng ta khi sử dụng cũng cần cân nhắc, xem xét vì không phải trường hợp nào chúng cũng có thể thay thế cho nhau được.
Hãy cùng đặt câu để có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng của các từ này:
Nhân dân ta thực hiện công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á
Nghệ An là quê hương của tôi.
Trả lời 1: Từ đồng nghĩa với “đất nước” có thể là “quốc gia.” Đây là một từ có nghĩa tương tự và thường được sử dụng để chỉ một lãnh thổ có chính phủ và biên giới địa lý riêng biệt.
Trả lời 2: Một từ đồng nghĩa khác cho “đất nước” là “quê hương.” “Quê hương” thường được sử dụng để ám chỉ nơi một người hay một nhóm người sinh ra, lớn lên, hoặc có một liên kết tinh thần đặc biệt.
Trả lời 3: Một từ khác có thể thay thế cho “đất nước” là “nước nhà.” “Nước nhà” thường được sử dụng để chỉ một quốc gia hoặc vùng đất cụ thể mà người nói hoặc viết đang nói đến.
Trả lời 4: Một từ có nghĩa tương tự với “đất nước” nhưng mang tính tôn vinh đặc biệt là “tổ quốc.” “Tổ quốc” thường được sử dụng để thể hiện lòng tự hào và tôn kính đối với đất nước của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 17:30
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024