Chọn tư thế ngủ tốt cho người bị gãy xương đòn là một trong những biện pháp hỗ trợ quá trình hồi phục sau chấn thương rất hiệu quả.
Cùng xem ngay hướng dẫn của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành về các tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn đúng cách, không bị đau, ảnh hưởng tới chấn thương. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn tư thế ngủ phù hợp với mình để quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn và nhanh hơn nhé.
Bạn đang xem: [HƯỚNG DẪN] Tư Thế Nằm Ngủ Đúng Nhất Khi Bị Gãy Xương Đòn
Nếu bị gãy xương đòn, việc lựa chọn tư thế nằm ngủ phù hợp là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các rủi ro liên quan. Cụ thể, các tư thế nằm ngủ tốt nhất cho người gãy xương đòn bao gồm:
Ngủ trên lưng hay còn gọi là nằm ngửa là tư thế nằm ngủ tốt nhất cho người bị gãy xương đòn. Tư thế ngủ này có thể hỗ trợ phân bố đều trọng lượng cơ thể và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Điều này giúp vai, cổ và ngực không bị nén.
Để hỗ trợ thêm,người nhà hoặc người bệnh có thể đặt một chiếc gói nhỏ hoặc khăn cuộn dưới đầu gối để hỗ trợ duy trì tư thế trung tính của cột sống và ngăn ngừa đau lưng dưới.
Ngoài ra, người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc khăn tay cuộn lại bên dưới bả vai để có thể giảm thiểu áp lực lên cơ vai, dây chằng, gân và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gãy xương đòn.
>>> Xem thêm sức bền là gì, gãy xương đòn có ảnh hưởng đến sức bền không?
Tư thế ngủ nghiêng có thể hỗ trợ điều chỉnh cột sống, hông và hạn chế áp lực lên đầu, vai, cổ. Người bị gãy xương đòn nên ngủ nghiêng về phía xương đòn lành lặn và hướng xương đòn bị gãy lên phía trên, không nên nằm đè lên xương đòn bị tổn thương sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây cản trở lưu thông máu và làm gián đoạn quá trình lành vết thương.
Ngoài ra, người bệnh có thể ôm một chiếc gối ôm hoặc kê gối bên dưới cánh tay để mở rộng vai và giảm đau vai gáy trong và sau khi ngủ.
Xem thêm : Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập
Một số loại gối đặc biệt dành cho người gãy xương đòn:
>>> Click xem ngay nụ hoa tam thất dùng để pha trà uống giúp chữa mất ngủ làm cho bạn ngủ ngon giấc hơn.
Thông thường, quá trình liền xương đòn kéo dài trong khoảng 3 tháng là hồi phục hoàn toàn, tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng và tập luyện của từng người.
Chế độ sinh hoạt của người bị gãy xương đòn cần hạn chế vận động nhất là trong thời gian đầu điều trị, đây là thời điểm xương đã được cố định và đưa về đúng vị trí và bắt đầu hồi phục.
Sau từ 2 – 4 tuần kể từ khi được chữa trị, bệnh nhân có thể vận động nhẹ khớp vai nhưng không nên đưa tay quá đầu bởi lúc này xương đòn chưa lành hẳn, dễ bị trật, lệch vết gãy cũ.
Các hoạt động nâng tay cao quá đầu, chơi thể thao, lao động nặng chỉ được phép khi đã liền xương trên lâm sàng và X quang, được sự đồng ý của các bác sỹ tại các bệnh viện.
>>> Xem ngay tư vấn của bác sỹ hàng đầu về xương khớp chia sẻ về việc gãy xương đòn có tập gym được không?
Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bị gãy xương đòn cần được bổ sung các thực phẩm liền xương, giúp xương chắc khỏe như canxi, photpho, magie,… Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,…
Và hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến xương lâu lành hơn và không tốt cho sức khỏe cơ thể.
>>> Xem thêm 10+ tác dụng của tập gym đối với người tập phục hồi chức năng vai sau khi hồi phục chấn thương xương đòn.
Xem thêm : Sau sinh ăn dứa được không? Mẹ đặc biệt chú ý!
Gãy xương đòn có tập tạ, tập Gym được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi việc bị gãy xương đòn ảnh hưởng tới khả năng vận động của cánh tay.
Nếu việc tập luyện sai cách có thể khiến cho xương lâu lành và thành tật. Vì vậy, người bị gãy xương đòn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và tập luyện để mau chóng hồi phục, lành xương.
>>> Xem thêm 10+ bài tập cơ vai tại nhà giúp bạn hồi phục chức năng vai và cánh tay cực kỳ hiệu quả.
Xương đòn có công dụng gắn cánh tay vào phần thân. Do vậy, khi bị gãy xương đòn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả cánh tay, khiến tay yếu hơn và cần hạn chế vận động. Ngay cả các hoạt động tập luyện thể dục thể thao trước đây cũng cần xem xét như tập tạ hay tập gym.
Thông thường, khi bị gãy xương đòn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân không được nâng vật nặng hay hoạt động mạnh ở cánh tay bên gãy để không ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Chỉ đến khi xương đã lành, bệnh nhân mới được luyện tập nhẹ và tăng dần mức độ lên sau khi đã khỏi hoàn toàn.
Tập tạ, tập gym cũng là hoạt động ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và có thể khiến xương gãy lại nếu nâng tạ nặng hay tập luyện với cường độ cao. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, người bị gãy xương đòn nên dừng việc tập tạ, tập gym. Chỉ tập lại khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục hoặc được sự đồng ý của các bác sỹ về việc tập luyện các bài tập nhẹ.
Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng và có các lời khuyên sức khỏe bổ ích, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở, bệnh viện uy tín, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của các bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng và có cách chữa trị phù hợp.
Trên đây là các thông tin hữu ích dành cho người bị gãy xương đòn. Các bạn cố gắng giữ gìn sức khỏe để nhanh chóng hồi phục nhé.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
>>> Xem ngay 50+ ghế tập tạ đa năng giúp bạn tập phục hồi chức năng tay ngay tại nhà sau khi xương đòn tay đã bình phục.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 17:21
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024