Categories: Tổng hợp

Trẻ bị não úng thủy sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Published by

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh của trẻ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh não úng thủy và chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Bị não úng thủy sống được bao lâu?” nhé!

Tìm hiểu về não úng thủy

Não úng thủy (Hydrocephalus) là một tình trạng tích tụ quá mức dịch não tủy (một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho não và là lớp đệm bảo vệ hệ thần kinh trung ương) trong não thất do rối loạn các quá trình sản xuất, lưu thông và hấp thụ dẫn đến giãn não và tăng áp lực nội sọ.

Sự dư thừa này khiến các não thất to hơn bình thường, đầu trẻ ngày càng to dần và làm nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng khó phục hồi.

Độ tuổi mắc não úng thủy thường ở trẻ em và người lớn trên 60 tuổi, tuy nhiên những người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS) đã ước tính cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 1 đến 2 trẻ mắc tình trạng này.

Nguyên nhân gây não úng thủy

Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng phụ thuộc vào từng mức độ tổn thương não và hình ảnh lâm sàng khác nhau. Bao gồm hai nhóm nguyên nhân chính: Bẩm sinh và mắc phải.

Nguyên nhân bẩm sinh

Đây là những căn nguyên bẩm sinh, xảy ra khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Cụ thể là:

  • Giãn não thất: Là tình trạng não thất có kích thước lớn hơn bình thường, gây rối loạn dòng lưu thông của dịch não tủy dẫn đến tình trạng úng thủy ở não.
  • Nang màng nhện: Các túi nang trong não chứa dịch não tủy phát triển bất thường trong lớp màng nhện (một lớp bao phủ não). Nang này có liên kết với não thất, gây thay đổi áp lực với dịch não tủy.
  • Hẹp cống não: Khi cống não – cầu nối giữa các não thất bị hẹp, dòng chảy của dịch não tủy bị cản trở gây ứ đọng dịch não tủy.
  • Nứt đốt sống: Đây là một dị tật ống thần kinh khiến gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn khiến tủy sống và phần còn lại của hệ thần kinh hình thành bất thường. Dư thừa dịch não tủy là một trong số các bất thường này.
  • Mẹ nhiễm trùng trong thai kỳ: Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ lỡ mắc phải bệnh lý nhiễm trùng nào đó thì nguy cơ sinh con bị não úng thủy sẽ tăng. Ví dụ như: Sởi, rubella, quai bị…

Nguyên nhân mắc phải

Đây không phải do bẩm sinh. Bé cũng có thể bị não úng thủy nếu gặp phải các tình trạng sau mặc dù khi sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh:

  • Xuất huyết não: Chảy máu trong não khiến máu chảy vào não thất, trộn với dịch não tủy làm tăng áp suất chất lỏng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sinh non hơn là trẻ sinh đủ tháng.
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh: Gây bít tắc các nút mạch, giảm khả năng hấp thu dịch não tủy hay viêm tại các đám rối mạch mạc gây tăng tiết dịch não tủy.
  • Chấn thương vùng đầu: Có thể gây chảy máu não thất, phù nề nhu mô não gây chèn ép hệ thống não thất, dẫn đến chứng tràn dịch não.
  • Hấp thu dịch não tủy kém: Dịch não tủy chảy qua các tâm thất trái nhưng dòng máu không thể hấp thu lượng dịch dư thừa do các khuyết tật trong não thất.
  • Dị tật màng nhện: Các dị tật như viêm màng nhện xơ hóa, các u nang dạng biểu bì cũng có thể gây ra não úng thủy.

Dấu hiệu trẻ bị não úng thủy

Bình thường, vòng đầu của bé trai lúc sinh ra là 37 – 38cm, lúc 6 tháng tuổi là 42 – 45cm. Bé gái lúc sinh ra là 35 – 38cm, lúc 6 tháng là 41 – 44cm. Trung bình mỗi tháng, vòng đầu của trẻ sẽ to ra khoảng 1cm, nếu bố mẹ thấy to ra khoảng 2 – 3cm thì đây có thể là dấu hiệu của não úng thủy. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị não úng thủy là gì?

  • Đầu sưng bất thường: Đây là dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất dễ nhận biết. Đường kính đầu tăng lên theo từng ngày, da đầu trẻ mỏng và sáng bóng. Sọ sẽ mở rộng, căng phồng, mềm, đường khớp sọ giãn rộng có thể sờ thấy thóp trước liền với thóp sau, các mạch máu dưới da đầu cũng giãn to hơn bình thường.
  • Tách xương sọ: Có thể xuất hiện các vết nứt đường nối xương sọ nằm bên dưới da ở các phần khác nhau.
  • Mắt nhìn lệch xuống: Mắt thường của bé ở tư thế nhìn xuống tạo nên dấu hiệu “mặt trời lặn”.
  • Chán ăn và nôn mửa: Bé không chịu ăn uống và nôn mửa thường xuyên. Trẻ bú kém, hay bị sặc sữa.
  • Khó chịu và động kinh: Trẻ khó ngủ, hay khóc, đôi khi trở nên tức giận và thường xuyên bị động kinh.

Phương pháp điều trị não úng thủy

Không có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh này, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ là chính. Cách duy nhất để điều trị là phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp được áp dụng:

Phẫu thuật cấy ống shunt

Là phương pháp điều trị phổ biến của bệnh này. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài được làm bằng silicon đặt vào bên trong não thất – nơi có sự tích tụ dịch não tủy.

Nhiệm vụ của ống thông này là dẫn lưu dịch não tủy ra khỏi não. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ gắn một chiếc van tại điểm gần não thất để điều khiển dòng chảy. Dưới áp lực tăng, dịch não tủy sẽ thoát ra khỏi não đồng thời ngăn ngừa dịch chảy ngược lại vào não thất khi bệnh nhân thay đổi vị trí.

Sau đó, ống được đặt dưới da đến một bộ phận khác của cơ thể, nơi dịch não tủy dư thừa sẽ được hấp thu dễ dàng hơn (ví dụ như bụng, buồng tim…). Hệ thống này phải được duy trì suốt đời và theo dõi thường xuyên.

Nội soi phá sàn não thất 3

Phương pháp này ít gây đau đớn nhưng lại không mang lại hiệu quả cao đối với trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở não thất và chèn vào một máy dò để vào bên trong hệ thống não thất và tạo ra một con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trẻ được phẫu thuật trước 6 tháng tuổi thì sẽ cho kết quả rất khả quan. Đây được coi là “thời gian vàng” đối với trẻ không may mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu để quá thời gian này hoặc trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng khó phục hồi.

Trẻ bị não úng thủy sống được bao lâu?

Không thể biết được trẻ bị não úng thùy sẽ sống được bao lâu. Tiên lượng và diễn biến của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh, triệu chứng lâm sàng và thời điểm chẩn đoán não úng thủy.

Trẻ bị não úng thủy sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1 Trẻ bị não úng thủy sống được bao lâu?

Rất nhiều trường hợp trẻ bị não úng thủy có thể chữa lành, bé có thể đến trường học tập và vui chơi cùng bạn bè như bao đứa trẻ bình thường. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và để ý những biểu hiện bất thường của bé để phát hiện và điều trị một cách sớm nhất nhé! Hiện nay, bệnh có thể được phát hiện ngay cả khi trẻ còn ở trong bụng mẹ với sự trợ giúp của kỹ thuật siêu âm. Và siêu âm não là phương tiện rất hữu hiệu giúp tầm soát bệnh lý này.

Mong rằng bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh não úng thủy và giải đáp được câu hỏi “Bị não úng thủy sống được bao lâu?”. Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai cũng nên đi khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường từ em bé cũng như tiêm phòng vắc xin đầy đủ nếu có ý định mang thai nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 18 – 24/11/2024: Tị nhiều biến động, Dậu tự tin

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 18 – 24/11/2024: Tỵ có nhiều…

14 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 18/11/2024 theo năm sinh ăn LỘC rơi lộc vãi

Con số may mắn hôm nay là 18/11/2024 theo năm sinh và LỘC.

14 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp không bị tụt hậu, vươn lên dẫn đầu xu thế

Cách giúp 12 con giáp không bị tụt lại phía sau và vươn lên dẫn…

21 giờ ago

Hung tinh ám hại, 4 con giáp xui xẻo làm việc gì cũng dở dang đổ bể trong tuần mới (18-24/11)

Quỷ dữ, 4 con giáp kém may mắn sẽ làm mọi việc còn dang dở…

22 giờ ago

Bài học cuộc sống của 12 con giáp: Chỉ bạn cách bứt phá, hoàn thiện bản thân

Bài học cuộc sống của 12 con giáp: Chỉ cho bạn cách bứt phá và…

23 giờ ago

Top 3 con giáp may mắn nhất hôm nay ngày 17/11/2024

Top 3 con giáp may mắn nhất hiện nay 17/11/2024

24 giờ ago