Ủ tóc là khâu cuối cùng trong quy trình chăm sóc tóc cơ bản bằng 3 bước: gội đầu, xả tóc và ủ tóc. Theo đó, một loại kem ủ có chứa dưỡng chất làm mềm và nuôi dưỡng tóc sẽ được phủ lên và lưu lại trên tóc trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tóc được làm sạch.
Ủ tóc là thao tác tương đối đơn giản, có thể tự làm ngay tại nhà
Phương pháp ủ tóc hiện đang được nhiều người thực hiện vì nó có nhiều ưu điểm:
– Các sản phẩm ủ tóc trên thị trường rất đa dạng.
– Cách ủ tóc tại nhà tương đối đơn giản, ai cũng có thể tự thực hiện được.
– Chủ động tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với đi ủ tóc ở tiệm.
Có một thực tế là đại đa số mọi người rất thích ủ tóc. Vậy ủ tóc có tác dụng gì mà nhiều người lại yêu thích như thế?
Mỗi ngày mái tóc phải chịu rất nhiều tác động của môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, gió, nắng,…; cũng như các yếu tố bên trong cơ thể như: ăn uống và sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thức khuya, dùng chất kích thích,… Những tác nhân này khiến cho tóc bị khô, xơ, rối, gãy rụng, chẻ ngọn,… Ủ tóc định kỳ chính là giải pháp để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho tóc được phục hồi và khỏe mạnh.
Không những thế, việc sấy tóc diễn ra thường xuyên, quá trình dùng hóa chất tạo kiểu tóc,… cũng làm tăng nguy cơ hư tổn tóc. Khi đó, ủ tóc chính là cách để tóc có thêm dưỡng chất, khỏe và mềm mượt hơn.
Khi đã biết ủ tóc có tác dụng gì chắc hẳn bạn sẽ tìm cách ủ tóc đúng để sớm có được “cái góc con người” thật đẹp. Muốn việc làm đẹp này đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần:
– Trước khi ủ tóc
Xem thêm : Tìm hiểu 0 là số nguyên dương hay âm
Bạn nên biết được da đầu của mình thuộc loại nào, tình trạng tóc ra sao để chọn được loại kem ủ hoặc làm mặt nạ ủ tóc phù hợp.
Khi đã biết ủ tóc có tác dụng gì nhiều người tự làm kem ủ tóc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
– Quá trình gội đầu
Có không ít người ủ tóc xong mới gội đầu mà không biết rằng khi mái tóc bẩn sẽ không hấp thụ được hết dưỡng chất trong kem ủ tóc và thậm chí còn khiến mái tóc gặp nhiều rắc rối như: ra nhiều dầu hơn, nhanh bết dính hơn. Vì thế, bạn hãy gội đầu thật sạch bằng loại dầu gội phù hợp sau đó dùng khăn bông mềm lau nhẹ để khô bớt nước đi rồi hãy bôi kem ủ lên trên tóc.
– Khi bôi kem ủ tóc
Nếu đã gội đầu xong, bạn hãy chia tóc thành nhiều phần rồi lần lượt bôi ở từng phần một với lượng kem ủ vừa đủ từ gốc cho đến ngọn tóc. Bạn cần chú ý bôi kem ủ ở phần ngọn tóc kỹ hơn vì đây là nơi nhận được ít chất dinh dưỡng và dễ bị hư tổn nhất. Những người có da đầu thuộc dạng da dầu và nhạy cảm tốt nhất không nên bôi trực tiếp kem ủ tóc lên da đầu.
– Sau khi bôi kem ủ
Khi đã bôi xong kem ủ, bạn hãy dùng nón ủ tóc chuyên dụng hoặc khăn bông sạch và ấm quấn toàn bộ tóc lại. Tác dụng của việc làm này là khiến cho biểu bì tóc được mở ra để dưỡng chất dễ thấm sâu vào trong tóc.
Tùy vào loại kem ủ và tình trạng tóc của mỗi người mà thời gian ủ khác nhau, thường trong khoảng 10 – 30 phút. Không nên ủ tóc quá lâu để tránh làm tóc bị bết dính, tăng rụng tóc.
– Xả sạch đầu
Sau khi hết thời gian ủ tóc bạn cần dùng nước mát xả lại tóc cho sạch, không dùng thêm dầu gội nữa. Bước cuối cùng bạn cần làm là lấy khăn bông khô thấm bớt nước trên tóc và để cho tóc khô tự nhiên.
Về cơ bản, các bước ủ tóc hết sức đơn giản. Tuy nhiên, ngoài việc biết ủ tóc có tác dụng gì và cách ủ tóc đúng bạn cũng cần lưu ý thêm:
Sau khi ủ tóc cần xả sạch đầu để tránh bít tắc chân tóc tăng nguy cơ viêm nhiễm
– Tuyệt đối không lạm dụng việc ủ tóc
Nếu ủ tóc quá nhiều dễ làm tóc bị rụng nhiều hơn, nhanh bám bẩn hơn nên đầu càng dễ bị bết dính. Chẳng những thế, thường xuyên ủ tóc còn khiến cho kem ủ có thêm cơ hội thấm vào da dầu, khi không được làm sạch kĩ càng sẽ dễ bị mọc mụn hoặc viêm nhiễm da đầu.
– Không ủ khi tóc chưa được thấm bớt nước
Trước khi bôi kem ủ nếu không thấm bớt nước trên tóc sẽ dễ làm cho tóc yếu và rụng nhiều hơn. Cách tốt nhất là sau khi gội đầu hãy dùng khăn bông khô mềm lau nhẹ để tóc chỉ còn ẩm khoảng 70% rồi mới bôi kem ủ lên tóc. Việc làm này sẽ làm cho kem ủ thấm tốt hơn vào trong từng sợi tóc.
– Sau khi ủ cần xả lại đầu thật sạch
Không nên bôi kem ủ sát vào da đầu và sau khi ủ xong cần xả lại nước thật kỹ để da đầu được làm sạch, tránh tình trạng bít tắc chân tóc.
– Không dùng thêm dầu xả sau khi ủ tóc
Sau khi ủ tóc chỉ nên xả lại bằng nước sạch, không nên dùng thêm dầu xả vì khi đó tóc đang yếu và cần có thêm thời gian để hấp thu được hết các dưỡng chất có trong dầu ủ.
– Hạn chế sấy tóc
Muốn có được mái tóc khỏe và mềm thì sau khi đã hoàn tất các bước gội, ủ, xả bạn chỉ nên dùng khăn bông mềm lau tóc rồi để tóc khô tự nhiên, cố gắng hạn chế sấy tóc vì nếu lạm dụng máy sấy tóc rất dễ bị khô xơ, gãy hoặc chẻ ngọn. Nếu cần phải sấy, bạn nên chọn chế độ mát hoặc ở mức nhiệt thấp nhất.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đã hiểu hơn ủ tóc có tác dụng gì và biết cách làm sao để ủ tóc hiệu quả. Làm đẹp “cái góc” của mình bằng việc ủ tóc là rất nên nhưng để tránh gây tác dụng ngược khiến tóc dễ bị tổn thương trầm trọng hơn bạn cũng hãy nhớ chớ nên ủ tóc quá nhiều.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/04/2024 19:01
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…