Categories: Tổng hợp

Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Lây Qua Con Đường Nào?

Published by

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh lý ác tính có thể gặp ở cả nam và nữ, thường không có nhiều dấu hiệu lâm sàng đặc trưng khiến mọi người khó phát hiện, điều trị bệnh kịp thời. Theo ghi nhận của GLOBOCAN 2020, nước ta có 5.471 ca mắc mới và 642 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Nhiều người lo lắng liệu ung thư tuyến giáp có lây không. Để giải đáp vấn đề này, IIMS Việt Nam đã tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết ngay dưới đây!

Xem thêm các bài viết khác:

Ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì? 11 loại quả nên ăn

6 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

[Khám ung thư tuyến giáp ở đâu] Top 11 bệnh viện UY TÍN nhất

Những Điều Cần Biết Về Điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp Tại Nhật Bản

1. Bệnh ung thư tuyến giáp có lây không?

1.1. Giải đáp ung thư tuyến giáp có lây không?

Tuyến giáp là một bộ phận có hình dáng như con bướm, nằm ở vùng đáy cổ với 2 thùy nối với nhau thông qua eo giáp trạng. Tuyến giáp đóng vai trò chính trong việc sản sinh hormone để cơ thể phát triển bình thường và ổn định. Khi các tế bào tuyến giáp bị biến đổi bất thường và vượt tầm kiểm soát sẽ gây ra tình trạng ung thư.

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như xuất hiện u cứng, sưng hạch bạch huyết, đau ở cổ, da cổ viêm nhiễm, lở loét nặng nề v.v. Điều này khiến mọi người xung quanh có tâm lý lo sợ không biết liệu bệnh ung thư tuyến giáp có lây không. Trên thực tế, ung thư tuyến giáp không được xếp vào nhóm bệnh gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn nên chúng không có khả năng lây truyền sang người khỏe mạnh.

1.2. Ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không?

Như đã khẳng định ở trên, ung thư tuyến giáp không lây nhiễm từ người bệnh sang người thường qua đường nước bọt hoặc đường máu. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn về ung thư tuyến giáp để không xảy ra tình trạng xa lánh hoặc kỳ thị khiến bệnh nhân buồn phiền, tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

1.3. Ung thư tuyến giáp lây qua đường nào

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp như rối loạn di truyền, biến đổi hormone, thiếu hụt iod, môi trường sống ô nhiễm, các vấn đề tuổi tác, giới tính, v.v. Đặc biệt lưu ý bệnh không gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn nên không lây nhiễm qua bất kì còn đường nào.

2. Các đối tượng có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao

Để biết cách phòng tránh ung thư tuyến giáp đầy đủ, hiệu quả nhất, chúng ta cần tìm hiểu những đối tượng, yếu tố nguy cơ gây bệnh hàng đầu hiện nay. Cụ thể:

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn các sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ làm hạn chế các chức năng trên, tạo điều kiện cho nhiều tế bào tăng trưởng bất thường, không được kiểm soát và gây ra các khối u, tế bào ác tính. Vì vậy, người bị suy giảm hệ miễn dịch không chỉ là đối tượng dễ mắc ung thư tuyến giáp mà còn có thể phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nhiễm phóng xạ

Khoa học đã chứng minh người sống và làm việc trong các môi trường nhiễm phóng xạ như nhà máy hạt nhân hoặc tiếp xúc bức xạ thông qua xạ trị ung thư đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn so với người thường.

Yếu tố di truyền

Ung thư tuyến giáp không di truyền nhưng các đột biến gen – yếu tố nguy cơ gây ung thư hàng đầu, có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh. Vì vậy, nếu trong gia đình có tiền sử về ung thư tuyến giáp thì khả năng mắc bệnh của bạn thường cao hơn so với người thường.

Yếu tố tuổi tác, giới tính

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể sẽ sản sinh nhiều loại hormone đặc thù kích thích hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi 30-50 là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 3 lần so với nam giới do rối loạn nội tiết tố trong quá trình sinh nở hoặc tiền mãn kinh.

Có tiền sử về bệnh tuyến giáp

Những bệnh nhân từng gặp các vấn đề liên quan đến bướu giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính cần quan tâm nhiều hơn về tình trạng sức khỏe. Họ có thể đối mặt với nguy cơ tái phát và mắc ung thư tuyến giáp rất cao.

Thiếu hụt iod

Iod là nguyên tố vi lượng quan trọng đóng vai trò tổng hợp các hoormonne tuyến giáp trong cơ thể. Vì vậy, nếu không được bổ sung đầy đủ lượng iod cần thiết, tuyến giáp sẽ tự động lấy iod có trong máu để tổng hợp hoormone khiến tuyến giáp phình to bất thường hoặc gây ra tình trạng ung thư.

3. Cách phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên bổ sung thêm nhiều chất kẽm, đồng, sắt có trong các loại thịt, cá, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, ngũ cốc, v.v giúp ngăn chặn ung thư tuyến giáp. Đồng có chức năng sản sinh các hormone tuyến giáp, kẽm làm tăng mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp được sản xuất nhờ tuyến yên trong não) và sắt góp phần giúp hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả hơn.

Ngoài các thực phẩm có lợi có sức khỏe, mọi người cần lưu ý về các sản phẩm từ đậu nành hoặc chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm quá trình tái tạo hormone, hạn chế khả năng hấp thụ iod trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên cắt bỏ các thực phẩm hoặc nhóm chất này hoàn toàn mà cần sử dụng với khẩu phần hợp lý để đảm bảo cơ thể phát triển đồng đều, đủ chất.

Thiết lập lối sống lành mạnh

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng cũng như từ bỏ các thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, v.v. sẽ hạn chế gây tổn thương, tác động lên vùng tuyến giáp. Nhờ đó, giúp bạn phòng ngừa ung thư tuyến giáp cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Bổ sung đầy đủ iod

Tuyến giáp cần bổ sung đầy đủ lượng iod cần thiết để các chức năng và hoạt động được duy trì, phát triển ổn định. Thiếu hụt iod sẽ gây ra tình trạng bướu cổ và theo thời gian có thể hình thành các khối u ung thư. Một số thực phẩm giàu iod được các bác sĩ khuyến nghị như các loại cá, sò, ốc, rau chân vịt, v.v.

Tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ

Ung thư tuyến giáp có thời gian ủ bệnh kéo dài, các dấu hiệu lâm sàng không rõ rệt khiến mọi người chỉ phát hiện bệnh khi đã ở những giai đoạn muộn. Do đó, thăm khám sức khỏe và xét nghiệm ung thư định kì là cách tốt nhất để chúng ta theo dõi và phòng tránh bệnh kịp thời.

4. Điều trị ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc ung thư cao nhất thế giới. Mỗi năm, nước ta có 40.000 trường hợp ra nước ngoài điều trị, trong đó có phần lớn người lựa chọn Nhật Bản làm địa điểm điều trị ung thư tuyến giáp an toàn, hiệu quả.

Trong cuộc khảo sát mới nhất từ 121.000 bệnh nhân của Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản cho thấy tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản giai đoạn 2011-2013 là 68.9% và còn tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm. Để đạt được thành tích này cũng như góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, nền y tế Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực, đầu tư nghiên cứu nhiều phương pháp điều trị ung thư tiến bộ, tân tiến như xạ trị ion nặng, xạ trị proton, liệu pháp tế bào miễn dịch, v.v.

Dựa theo so sánh của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản còn cho thấy tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh ung thư trong giai đoạn 2011 – 2013 là 68.9%, tăng 0.3% so với các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, chỉ số chăm sóc sức khỏe của quốc gia này cũng thuộc TOP 5 toàn cầu (theo tạp chí CEOWORLD 2021).

Mong rằng những thông tin về “bệnh ung thư tuyến giáp có lây không” trên đây đã giúp bạn có cái nhìn khách quan, chính xác hơn về căn bệnh này. Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu quy trình khám, điều trị ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản hoặc các dịch vụ du lịch y tế, ý kiến y tế thứ 2, tầm soát ung thư, v.v. xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

This post was last modified on 27/03/2024 02:22

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

3 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

13 giờ ago