BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ NGUYÊN NHÂN NÓNG LÊN TOÀN CẦU
- Nốt ruồi ở vành tai phải nam giới tốt hay xấu? Nốt ruồi thiên phú không phải ai cũng có
- Màu phúc bồn tử có hợp với da ngăm không?
- Quay hình và chụp lén người khác có vi phạm pháp luật không?
- [ Góc Chia Sẻ] Uống Tinh Bột Nghệ Trước Hay Sau Khi Ăn Là Tốt?
- Giải đáp: Mẹ mang bầu 3 tháng đầu ăn kỷ tử được không?
Theo nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu World Weather Attribution (WWA) công bố ngày 17/5/2023, biến đổi khí hậu đã làm tăng ít nhất 30 lần khả năng xảy ra những đợt nắng nóng kỷ lục gây hậu quả nghiêm trọng như những gì xảy ra tại Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan trong tháng 4/2023.
Bạn đang xem: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ NGUYÊN NHÂN NÓNG LÊN TOÀN CẦU
Nhà nghiên cứu Friederike Otto, từ Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu và môi trường Grantham cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra biến đổi khí hậu làm gia tăng đáng kể tần suất và cường độ của các đợt sóng nhiệt, một trong những hình thái thời tiết cực đoan gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, các kế hoạch hành động để đảo ngược xu hướng này lại được triển khai một cách chậm chạp trên phạm vi toàn cầu. Theo bà, cần ưu tiên kế hoạch ứng phó ở mọi nơi, đặc biệt là những nơi độ ẩm cao làm tăng tác động của các đợt sóng nhiệt.
Vậy nguyên nhân biến đổi khí hậu là từ đâu?
Các hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng, giao thông,..đang là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm gia tăng khí nhà kính trong môi trường. Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.
Sản xuất năng lượng
Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.
Sản xuất hàng hoá
Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch. Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.
Chặt phá rừng
Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Sử dụng phương tiện giao thông
Hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Theo đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit. Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải trong những năm tới.
Sản xuất lương thực
Xem thêm : Học Tập Việt Nam
Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực.
Cấp điện cho các toà nhà
Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn cầu. Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.
Tiêu thụ quá mức
Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên quan đến các hộ gia đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.
Chung tay giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp giảm thiếu phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được như mặt trời, điện gió,…đang được áp dụng phổ biến, rộng rãi. Để bắt kịp xu thế của thế giới cũng như thực hiện các hiệp định đã ký kết, Việt Nam ta cũng từng bước chuyển đối xanh và số, trong đó các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính đang từng bước được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm kê khí nhà kính và phương án giảm thiểu tại doanh nghiệp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp