Categories: Tổng hợp

Mật ong và bệnh tiểu đường: Có nên dùng không? Dùng thế nào cho an toàn?

Published by

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Mật ong là thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại khá ngọt. Chính vì vậy, nhiều người lo ngại mật ong và bệnh tiểu đường là “kẻ thù” của nhau. Vậy người bị bệnh tiểu đường có uống được mật ong không, mối liên hệ giữa mật ong với bệnh tiểu đường là gì? Cùng đi tìm lời giải đáp và những lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare trong bài viết này!

1. Bệnh tiểu đường có dùng được mật ong không?

Mật ong là một thực phẩm bổ dưỡng từ thiên nhiên và người bị bệnh tiểu đường có thể dùng được mật ong. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cần ít hơn người bình thường và đảm bảo người bệnh không bị thừa cân, béo phì.

Cụ thể:

  • Với bệnh nhân tiểu đường có chỉ số BMI>23kg/m2 – tức là người có thể trạng lớn – việc kiêng ngọt, trong đó có mật ong là điều hiển nhiên để ổn định cân nặng và bảo vệ sức khỏe. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân (béo phì) và không thể kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn không nên dùng mật ong.
  • Với bệnh nhân tiểu đường có thể trạng bình thường, không bị thừa cân thì có thể sử dụng mật ong nhưng cần đúng liều lượng.

Mặc dù mật ong chứa nhiều đường và carbohydrate song do với đường cát hay các chế phẩm khác thì đường tự nhiên này ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn nhiều.

Người bị tiểu đường có thể uống mật ong nhưng liều lượng cần dùng thấp hơn người bị thường và khi người bệnh không bị thừa cân, béo phì

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không? Thức uống đại bổ cho người tiểu đường

2. Mối liên hệ giữa mật ong với bệnh tiểu đường

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mật ong khi so sánh với 100g đường cát dưới đây

Thành phần dinh dưỡng Mật ong Đường cát Năng lượng 327 kcal 390 kcal Carbohydrate 81.3 g 97.4 g Đường tổng số 81.02 g 96.21 g – Galactoza 3.06 g 0 g – Maltoza 1.42 g 0 g – Lactoza 0 g 0 g – Fructoza 40.39 g 0.04 g – Glucoza 35.27 g 5.2 g – Sacaroza 0.88 g 90.61 g Canxi 5 mg 178 mg Sắt 0,9 mg 5.8 mg Magie 2 mg 29 mg Phốt pho 16 mg 72 mg Kali 52 mg 346 mg

Từ bảng thành phần trên có thể thấy mối liên hệ giữa mật ong và tiểu đường so với đường cát như sau:

2.1. Mật ong chứa đường tự nhiên, ít ảnh hưởng tới đường huyết

Mặc dù mật ong chứa nhiều đường nhưng đây là loại đường tự nhiên do ong mật tạo ra từ mật hoa. Nếu đường cát có chứa 50% glucose và 50% fructose thì thành phần này trong mật ong chỉ là 30% glucose và hơn 40% fructose. Do đó, mật ong an toàn với người bệnh tiểu đường hơn là đường tinh luyện và các chế phẩm khác…

Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng đường trong máu của những người tham gia sau khi uống mật ong và đường tinh luyện từ 1-2 giờ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng với mật ong, lượng đường trong máu đạt đỉnh điểm sau một giờ, sau đó là sự sụt giảm. Tức nó không làm ảnh hưởng nhiều tới đường huyết của người bệnh tiểu đường sau sử dụng.

2.2. Chỉ số GI, carbohydrate và calo của mật ong “an toàn” hơn các loại đường khác

Mỗi 100g mật ong chứa khoảng 81.3 g carbohydrate và 327 kcal. Còn với đường cát thì mỗi thìa chứa 97.4 g carbohydrate và 390 kcal. Thêm vào đó, điều quan trọng nhất là lượng đường trong mật ong ít làm ảnh hưởng tới đường huyết.

Ngoài ra, chỉ số GI của mật ong là 58, trong khi đó, đường ăn có GI là 65, hay đường Glucose là 100. Như vậy, mật ong có chỉ số GI thấp hơn so với các loại đường khác nên “thân thiện” hơn và có thể sử dụng để thay thế các loại đường để “an toàn” hơn với bệnh tiểu đường.

Chỉ số GI của mật ong thấp hơn so với đường cát

2.3. Mật ong làm tăng lượng insulin

Khi sử dụng mật ong, mức C-peptide – chất được tạo ra từ tuyến tụy cùng insulin tăng lên. Điều này cho thấy quá trình sản xuất insulin đang diễn ra thuận lợi và tác dụng tích cực đến quá trình ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

2.4. Hỗ trợ người bệnh gặp phải biến chứng tiểu đường

Mặc dù mật ong không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhưng lại có tác dụng hỗ trợ trong một số trường hợp người bệnh gặp phải biến chứng tiểu đường. Ví dụ như bệnh nhân phải điều trị bằng insulin, sử dụng thuốc quá liều sẽ gây hạ đường huyết, làm cho người bệnh rơi vào tình trạng mất tri giác. Lúc này, mật ong có tác dụng cấp cứu kịp thời để làm tăng lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường có ăn được mật ong không thì vẫn có thể được dùng nhưng mật ong lại chứa một lượng carbohydrate lớn. Do đó, người bệnh tiểu đường vẫn nên hạn chế sử dụng mật ong hoặc dùng với lượng phù hợp để tránh tăng đường huyết, ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh. Vậy liều lượng, cách sử dụng dùng đúng cho người tiểu đường như thế nào?

Mật ong có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường nhưng với lượng ít hơn người bình thường và không nên dùng quá 5ml/ngày

Có thể bạn quan tâm:

  • Quế với bệnh tiểu đường: Có nên dùng không?
  • Mối liên quan của hồng sâm và bệnh tiểu đường như thế nào?

2. Cách dùng mật ong cho người bệnh tiểu đường

Sau đây là cách dùng mật ong tốt nhất cho người bệnh tiểu đường:

2.1. Liều lượng

Với người bệnh tiểu đường chỉ nên bổ sung 100-150g carbs mỗi ngày nếu đường huyết tăng vừa và 20-50g carbs khi đường huyết tăng mạnh. Trong khi đó, hàm lượng carbs của mật ong là 82,12g (trong 100g mật ong) và một thìa mật ong nhỏ đã có 17g carbs. Vì vậy, nếu sử dụng một lượng lớn mật ong thì lượng carbs bổ sung sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó, người dùng chỉ nên sử dụng khoảng 5ml (một thìa nhỏ) mật ong mỗi ngày.

Đồng thời, cần ghi nhớ hàm lượng carbohydrate tổng thể trong bữa ăn khi ăn mật ong để đảm bảo đúng theo khuyến nghị dành cho người tiểu đường. Từ đó, xây dựng một thực đơn lành mạnh, khoa học và tránh lạm dụng quá

2.2. Thời điểm dùng

  • Dùng vào sáng sớm – khi vừa thức dậy: Giúp người bệnh thải độc cơ thể, tốt cho dạ dày, hệ tiết niệu. Nên uống cùng nước ấm để tránh bị lạnh bụng.
  • Dùng vào buổi chiều: Có tác dụng bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể sau một ngày làm việc và nên uống cùng nước ấm.
  • Dùng trước khi đi ngủ: Giúp tâm trạng thoải mái, tạo giấc ngủ sâu.
  • Dùng trước các bữa ăn 30 phút: Tốt cho người muốn giảm cân và có tác dụng hỗ trợ điều tiết dạ dày.
  • Dùng mật ong sau bữa ăn: Thời điểm này thích hợp với người muốn tăng cân vì mật ong sẽ thúc đẩy tiêu hóa để hấp thu thức ăn tốt hơn.

2.3. Cách uống

Nên uống mật ong khoảng 1 thìa cà phê, pha loãng với 200ml nước và sử dụng cách xa bữa ăn để hạn chế tích tụ nhiều đường cùng một lúc. Nên cân bằng các bữa ăn có chứa mật ong với những thực phẩm có lượng carbohydrate thấp hơn để đảm bảo tổng lượng đường theo khuyến nghị.

Mật ong pha với liều lượng phù hợp pha cùng nước ấm có thể sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày và mang lại các tác dụng khác nhau

3. Ai không nên sử dụng mật ong?

Khi sử dụng mật ong cho các đối tượng đặc biệt thì cần phải lưu ý và dùng thận trọng. Cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ: Cần thận trọng bởi mật ong có thể gây kích thích làm co tử cung. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
  • Người bị rối loạn chức năng đường ruột: Mật ong có thể khiến đường ruột co thắt mạnh, làm rối loạn hệ thống đường ruột và gây tiêu chảy, táo bón…
  • Người bị huyết áp thấp: Trong mật ong có chứa hợp chất Acetylcholine có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, với người bị huyết áp thấp không nên sử dụng mật ong.
  • Người vừa mới phẫu thuật: Với người bệnh vừa phẫu thuật cơ thể thường yếu, hấp thu kém, bị mất nhiều máu. Vì mật ong có nhiều chất bổ nên có thể hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức và gây chướng gan, nghẽn khí…
Mật ong có nhiều chất bổ nên cần thận trọng với người bệnh vừa phẫu thuật

4. Tác dụng phụ của mật ong với người tiểu đường nếu sử dụng không đúng cách

Mặc dù mang lại rất nhiều công dụng tốt nhưng việc sử dụng mật ong không đúng cách hoặc quá liều sẽ khiến người bệnh tiểu đường gặp các tác dụng phụ sau:

  • Tăng cân: Một thìa mật ong, nặng khoảng 21 g, có khoảng 64 calo vì vậy thêm nhiều mật ong vào chế độ ăn hàng ngày có thể nhanh chóng khiến bạn bị dư thừa calo và dễ bị tăng cân
  • Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng: Mật ong có chứa hàm lượng đường cao nên nếu người bệnh sử dụng nhiều mật ong và không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng sâu răng, mòn chân răng.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Việc sử dụng quá nhiều mật ong có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Vì mật ong làm tăng tính axit trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa.

Như vậy, mật ong và bệnh tiểu đường không hẳn đã là “kẻ thù” nếu người bệnh sử dụng với liều lượng và cách dùng đúng cách. Tuy nhiên, khi sử dụng mật ong vẫn cần phải kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên để đảm bảo sự kết hợp giữa mật ong và các thực phẩm khác là lành mạnh và an toàn cho bệnh tiểu đường. Ghé thăm website Nutricare để nhận được những thông tin hữu ích hằng ngày bạn nhé!

**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

This post was last modified on 01/04/2024 14:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

55 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

1 giờ ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

4 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

5 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

10 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

10 giờ ago