Categories: Tổng hợp

Giải đáp: Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không?

Published by

Bạn Hoàng Nam hỏi:

Chào bác sỹ, Mỗi ngày em uống khoảng 2-3 lít nước và đi tiểu rất nhiều lần, có ngày khoảng hơn chục lần và cứ uống nước vào là em lại thấy buồn đi vệ sinh (đi tiểu). Như vậy là em bị bệnh gì ạ, có phải bệnh thận không, và em Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không? mong bác sỹ tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn bác sỹ

Lương Y – Ngô Trí Tuệ Đáp:

Chào bạn,

Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên uống đủ lượng nước phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của mình. Uống quá ít nước sẽ gây ra tình trạng mất nước cơ thể, gây khô da, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn như làm giảm nồng độ muối trong máu, gây ra tình trạng loãng máu và đau đầu.

Nếu bạn đang có tình trạng uống nhiều và tiểu nhiều, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiểu đường hoặc đái tháo nhạt do rối loạn hormon bài niệu của tuyến yên. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp hoặc đọc bài viết dưới đây, để biết thêm thông tin về bệnh đường tiểu.

1. Dấu hiệu uống nước đi tiểu nhiều

Sau khoảng 30 – 45 phút từ khi uống nước thì bạn sẽ buồn tiểu và đi tiểu ngay (tương đương thời gian của một tiết học). Hơn hoặc kém tùy theo cơ địa, các hoạt động hàng ngày (cơ thể đào thải nước qua mồ hôi, đi tiểu, phân, hơi thở) hoặc nếu nhiệt độ quá lạnh thì nước được đào thải chủ yếu qua việc tiểu tiện.

Thông thường 1 người khỏe mạnh uống đủ 2 lít nước đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày? Họ bài tiết nước tiểu trong 24 giờ là khoảng 7-8 lần trong đó 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm với lượng nước tiểu thải ra khoảng 1500ml đến 2000ml. Đây là tần suất đi tiểu trung bình, số lần đi tiểu nhiều hơn nếu uống nhiều nước hơn nhưng không quá 8 lần mỗi ngày là bình thường.

Mắc vệ sinh liên tục là khi bạn vừa uống nước xong đã mắc và đi tiểu nhanh hoặc sau 5 phút, 10 phút, 30 phút đi tiểu ngay thì bạn cần đặc biệt lưu ý vì có thể là dấu hiệu của đi tiểu nhiều lần.

2. Tại sao uống nhiều nước đi tiểu nhiều?

Uống nước nhiều đi tiểu nhiều là do việc tăng lượng nước khiến áp suất thẩm thấu trong huyết tương giảm và giảm tiết hormone chống bài niệu khiến lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu tăng lên. Đây là một dạng đi tiểu nhiều sinh lý và các triệu chứng sẽ giảm sau khi bạn giảm bớt lượng nước uống.

Tuy nhiên, một số bệnh lý khiến bạn uống nước nhiều đi tiểu nhiều bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt, nhiễm trùng thận, sỏi thận, đái tháo đường, đái tháo nhạt và một vài bệnh lý khác. Nếu có các triệu chứng khác như sốt, đau thắt lưng và bụng dưới, hay khát nước,… thì hãy cảnh giác!

2.1. Uống nước nhiều đi tiểu liên tục do cơ thể thừa nước

Uống quá ít nước không tốt cho sức khỏe nhưng quá nhiều nước khiến cơ thể thừa nước cũng nguy hại không kém. Khi bạn uống nhiều nước đi tiểu nhiều, nhanh khiến thận phải tăng hoạt động để đào thải lượng nước dư thừa.

Uống nước nhiều nhanh đi tiểu trường hợp này bạn cần tiết chế lại lượng nước nạp vào cơ thể. Bởi lâu ngày khiến thận mệt mỏi, chức năng thận suy giảm và gây ra các bệnh về thận khiến bạn đi tiểu nhiều lần, uống nhiều nước đi tiểu liên tục.

2.2. Cơ vòng bàng quang lỏng lẻo, chức năng chế ước của bàng quang suy giảm

Bàng quang giống như một quả bóng co giãn để chứa và giữ nước tiểu. Do đó khi bàng quang hoạt động tốt thì ngay sau khi uống nước sẽ không buồn tiểu ngay mà cần một khoảng thời gian để nước từ thận đổ đầy bàng quang.

Nếu cơ vòng của bàng quang giãn ra quá mức thì chỉ một ít nước tiểu cũng đã khiến cơ bàng quang cảm thấy nặng nề và liên tục gửi tín hiệu lên vỏ não báo rằng chúng ta cần đi tiểu. Do đó nó khiến chúng ta đi tiểu ngay sau khi uống nước. Cơ vòng bàng quang lỏng lẻo thường gặp khi lão hóa, phụ nữ mang thai và sau sinh.

Ngoài ra, chức năng của bàng quang suy giảm cũng khiến cho người bệnh có cảm giác đi tiểu liên tục, vừa tiểu xong lại buồn tiểu.

2.3. Chức năng thận suy giảm

Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với cơ thể. Thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Vì thế chức năng thận suy giảm ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết nước tiểu. Nhiều người thắc mắc đi tiểu nhiều thận tốt hay xấu thì phải xem thêm những triệu chứng sau đây.

Triệu chứng thường gặp khi suy giảm chức năng thận là đi tiểu nhiều lần, tiểu nhiều về đêm, uống nước vào là đi tiểu liền, đau lưng, mỏi gối. Nếu bạn gặp trường hợp uống nhiều nước gây đi tiểu liên tục thì nên thăm khám sớm tránh biến chứng ung thư.

2.4. Kích thước bàng quang nhỏ gây uống nước nhanh mắc tiểu

Kích thước bàng quang nhỏ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và là hiện tượng sinh lý, không phải bệnh lý. Bàng quang chứa được ít nước tiểu thì chỉ một chút nước tiểu cũng đã khiến bàng quang kích thích và khiến bạn đi tiểu ngay sau khi uống nước.

Thêm nữa là nhiều người không có thói quen uống nước chia nhỏ ra trong ngày mà đợi đến thật khát mới uống nhiều nước trong 1 lần và hay gặp tình trạng đi tiểu nhiều. Điều này là không tốt và làm cho bàng quang quen với việc thiếu nước và khi có nước vào bàng quang kích thích đột ngột khiến bạn uống nước vào là đi tiểu ngay, cứ uống nước là buồn đi tiểu.

2.4. Viêm đường tiết niệu

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và có vai trò thải chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra ngoài qua đường tiểu. Vì thế bất kỳ sự bất thường nào ở hệ tiết niệu cũng gây ra rối loạn ở đường tiểu: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đái dầm,…

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất ở hệ tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn E.coli (chiếm đến 80%) và các vi sinh vật khác. Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh đi tiểu đau, tiểu buốt, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, uống nhiều nước tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm,…

2.5. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận là bệnh lý thường gặp. Khi cơ thể thiếu nước hoặc thừa nước đều có thể gây ra sỏi thận. Sỏi xuất hiện khi các khoáng chất không được đào thải hết và kết tinh thành thể rắn.

Sỏi trong đường tiết niệu gây tổn thương hệ tiết niệu và gây ra triệu chứng đau lưng, đi tiểu nhiều sau khi uống nước, đau bụng dưới, tiểu rắt, đau vùng kín khi đi tiểu.

2.6. Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa lượng đường có đặc điểm là tăng glucose trong máu và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường là đi tiểu thường xuyên, cảm thấy khát nước, uống nước nhiều đi tiểu nhiều, uống nước vào đi tiểu ngay, mệt mỏi, sụt cân,…

2.7. Bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là bệnh rối loạn cân bằng nước trong cơ thể. Thận không còn khả năng giữ nước, gây ra triệu chứng đi tiểu ngay sau khi uống nước, tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất nhiều. Đái tháo nhạt còn khiến người bệnh mất nước, khát nước liên tục và uống nước nhiều hơn.

Nhà thuốc đang muốn biết tình trạng bệnh của bạn hiện giờ đang ra sao, hãy điền thông tin vào bảng dưới đây, chuyên gia bệnh đường tiểu của nhà thuốc sẽ tư vấn giúp bạn miễn phí

Có thể bạn cũng quan tâm:

Uống nhiều nước mà không buồn đi tiểu? Có phải bệnh lý?

Uống nước xong đi tiểu nhanh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Uống nước nhiều mà đi tiểu ít là bệnh gì? Lý giải nguyên nhân

Thực hư uống nước nhiều đi tiểu nhiều có tốt không?

Tại sao uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều?

Vì những lý do trên, nếu bạn có thắc mắc uống nước nhiều đi tiểu nhiều tốt hay xấu thì câu trả lời là không tốt bạn nhé! Nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

3. Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không? có sao không?

Uống nhiều nước đi tiểu nhiều không tốt cho cơ thể vì nó sẽ gây áp lực khiến thận phải tăng công suất đào thải để duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Uống quá nhiều nước kéo dài sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho thận, rối loạn điện giải, gây loãng natri trong máu, ngộ độc nước,…

Do lượng nước tiểu đào thải nhiều hơn bình thường nên bàng quang nhanh đầy hơn khiến bạn nhanh mót tiểu hơn và phải đi tiểu nhiều hơn, khoảng cách giữa các lần đi tiểu gần hơn. Bạn cũng cần chú ý tới một số bệnh lý như sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, đái tháo nhạt,…

Uống nhiều nước đi tiểu nhiều chỉ là phản xạ sinh lý có lợi, giúp cơ thể nhanh chóng đào thải được lượng nước dư thừa nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Không nên uống quá nhiều trong ngày, không uống quá nhiều nước một cách đột ngột. Nếu đi tiểu nhiều lần liên tục mà xuất hiện thêm tình trạng đái buốt, đái rắt quá 10 lần một ngày, hãy cẩn trọng bởi rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý đã được kể trên.

4. Cách uống nước không đi tiểu nhiều

Để giải quyết đi tiểu nhiều lần, đi tiểu ngay sau khi uống nước do nguyên nhân sinh lý rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt. Nhưng nếu do nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vậy làm thế nào để hết mắc tiểu liên tục? Dưới đây là một số cách khắc phục đi tiểu nhiều lần, nhanh buồn tiểu do nguyên nhân sinh lý:

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng góp phần cải thiện đi tiểu nhiều, đi tiểu ngay sau khi uống nước một cách hữu hiệu:

  • Không nên sử dụng bia, rượu, trà, cafe, các chất kích thích khác như đồ uống có gas, thuốc lá để giảm lượng nước tiểu, giảm kích thích bàng quang.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều đường hóa học, đồ ăn nhiều muối và các thực phẩm có tính axit như cam, quýt, bưởi,…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây như súp lơ, cà rốt, bắp cải, quả nam việt quất, quả táo, nấm, các loại đậu, ngũ cốc,…
  • Tập luyện thể dục điều độ bằng cách bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, kegel,…để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Không được nhịn tiểu.

3.2. Điều trị bệnh lý bằng thuốc tây

Với trường hợp đi tiểu ngay sau khi uống nước đi kèm tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc sau, tùy thuộc vào từng bệnh lý:

  • Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu: Trimethoprim, Cephalexin, Amoxicillin, Doxycycline, Mictasol Bleu,…
  • Thuốc điều trị sỏi thận tiết niệu: thuốc giảm đau chống viêm như Voltaren, Mobic, Feldene; thuốc giãn cơ như Spasfon, Visceralgin,…
  • Thuốc điều trị đái tháo nhạt: thuốc Desmopressin, Hydroclorothiazid,…
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Metformin, Phenformin, Pioglitazone, Gliclazide,…

Tuy có tác dụng nhanh và khá tiện lợi khi sử dụng nhưng thuốc tây y có thể khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, dễ gây tái phát và có tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.

3.3. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Biện pháp giải quyết tận gốc tình trạng đi tiểu nhiều lần sau khi uống nước

Bên cạnh áp dụng các biện pháp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt tại nhà ở trên, bạn vẫn cần biện pháp chuyên biệt hơn để giải quyết tận gốc đi tiểu ngay sau khi uống nước, đi tiểu nhiều lần.

Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thảo dược không gây ra tác dụng phụ, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu trên thị trường là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.

Bài thuốc gồm nhiều vị thuốc quý được kết hợp theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền. Các vị thuốc đó bao gồm:

  • Đảng sâm: bổ khí, bổ huyết, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị thận suy, đau lưng mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt.
  • Tang phiêu tiêu: ích thận, cố tinh, điều trị thận hư, đái dầm, đi đái liên tục, tiểu đêm tiểu nhiều lần.
  • Phục linh: định tâm, an thần, chữa tiểu rắt, tiểu lắt nhắt nhiều lần.
  • Đương quy: bổ huyết, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch.
  • Ngoài ra còn có quy bản, viễn chí, cam thảo.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có tác dụng bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, tăng cường chức năng thận, từ đó kiểm soát các chứng rối loạn tiểu tiện như đi tiểu ngay sau khi uống nước, tiểu nhiều lần, phòng bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh hoặc cần tư vấn thêm về các bệnh lý rối loạn tiểu tiện, quý vị truy cập TẠI ĐÂY để được chuyên gia tư vấn sớm nhất nhé!

This post was last modified on 09/01/2024 13:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago