Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?

Video chích ngừa chó cắn bao nhiêu mũi

Theo ghi nhận của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế, Việt Nam từng được coi là “điểm nóng” của bệnh dại khi có số ca tử vong do bệnh dại lên đến hàng trăm trường hợp mỗi năm trong giai đoạn 1990 – 2000.

Trong năm 2018, ước tính số người tử vong do bệnh dại là 86 người, tăng hơn 12 người so với năm 2017. Các ca tử vong do bệnh dại xuất hiện rải rác ở cả 26 tỉnh thành, nhưng tâm điểm ổ dịch được xác định là 3 tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai và Cà Mau.

Số lượng người bị chó, mèo cắn và phải điều trị dự phòng lên đến trên 400.000 người, một số liệu khổng lồ cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh dại ngay trong cộng đồng chúng ta đang sống.

Ở Việt Nam, tỷ lệ chó là nguyên nhân truyền bệnh dại chiếm đến gần 96% tổng số ca mắc bệnh, mèo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 3 – 4%. Bệnh dại gây ra bởi loài chuột và khỉ cũng rất hiếm. Ngựa, lừa khi bị nhiễm virus dại cũng trở nên hung hăng và cắn mạnh. Trâu, bò khi nhiễm bệnh dại thì không có xu hướng cắn hoặc tác động lên người.

Tỷ lệ bệnh dại ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng cao dẫn tới nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do công tác phòng chống dịch bệnh chưa hiệu quả. Tỷ lệ tiêm phòng dại trên người và vật nuôi (đặc biệt là chó) vẫn còn thấp. Trong khi đó, chó là vật nuôi thả rông, ít khi được rọ mõm, thường xuyên sống gần gũi với con người khiến chúng càng lúc càng trở thành mối đe dọa với con người

Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị nên tiêm phòng dại là biện pháp ngừa bệnh duy nhất nếu không may bị chó, mèo hoặc các loài động vật cắn. Có lẽ nhiều người sẽ phải đánh giá lại về tầm quan trọng của việc tiêm phòng dại nếu biết rằng: một khi đã nhiễm virus dại, nạn nhân sẽ phải đối mặt với cái chết rất thống khổ và thương tâm. Những thảm cảnh trên hoàn toàn có thể ngăn ngừa, phòng tránh được nếu người bệnh được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời.