Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Nước dừa là loại nước tự nhiên bổ dưỡng nhưng lại có vị ngọt, do đó người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không là sự lo ngại của nhiều người. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc này và sử dụng nước dừa đúng cách, tốt nhất cho bệnh tiểu đường.
Bạn đang xem: Người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa: Lợi ích và cách dùng đúng
Có thể bạn quan tam:
Người bệnh tiểu đường có được uống nước dừa. Với hàm lượng đương và chỉ số GI thấp, nước dừa phù hợp với người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trong nước dừa có nhiều dưỡng chất tốt có lợi cho sức khỏe người dùng:
Vì thế với câu hỏi bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không thì có thể khẳng định người tiểu đường có được uống nước dừa. Tuy nhiên, vẫn cần uống nước dừa với liều lượng phù hợp. Vì trong 240ml nước dừa có chứa 8g đường, nếu uống nhiều và thường xuyên nước dừa có thể làm tăng đường huyết. Mặt khác, trong nước dừa chứa lượng kali lớn có thể khiến lượng kali trong máu tăng nên và biến chứng rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Để biết người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không, trước hết chúng ta xem thành phần dinh dưỡng có trong một cốc (240ml) nước dừa như sau: (Nguồn: USDA)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng %DV Tác dụng với ngườ tiểu đường Năng lượng 60 kcal Thân thiện với bệnh tiểu đường Carbohydrate 15 g 5% Ít carb, giúp người tiểu đường giảm cân hiệu quả Canxi 40.8 mg 4% Giảm tình trạng loãng xương ở người tiểu đường Magie 16.8 mg 4% Tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu Phốt pho 19.2 mg 2% Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho người tiểu đường Kali 509 mg 15% Các biến chứng về tim mạch, huyết áp hay đột quỵ ở những người mắc bệnh tiểu đường Natri 45.6 mg 2% Giúp bù nước và điện giải
Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Cụ thể:
Trong nước dừa có chứa magie và khoáng chất này có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường. Cùng với hàm lượng chất xơ và amino acid giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế hấp thu đường vào trong máu. Từ đó, cải thiện đường huyết và giữ lượng đường trong máu ổn định.
Theo một nghiên cứu 2015, những con chuột mắc bệnh tiểu đường sử dụng nước dừa thường xuyên duy trì lượng đường trong máu tốt hơn những con khác. Ngoài ra, chúng còn có mức hemoglobin A1c thấp hơn, tức là khả năng kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài và ổn định hơn [1].
người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không thì nước dừa có chứa lượng kali lớn và khoáng chất này có tác dụng làm giảm huyết áp. Bởi kali giúp thư giãn mạch máu, giảm áp lực lên các thành mạch máu và duy trì huyết áp ổn định. Đồng thời kali còn có tác dụng loại bỏ bớt những chất lỏng thừa, nên tim sẽ không phải hoạt động quá mạnh và điều hòa nhịp tim tốt hơn.
Xem thêm : Công an hình sự là gì? Nghĩa vụ và quyền hạn của CA hình sự
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những con chuột sử dụng nước dừa trong 45 ngày đã giảm được chất béo và cholesterol trong cơ thể. Như vậy, nước dừa giống như thuốc statin có tác dụng giảm cholesterol từ đó hạn chế các bệnh về tim mạch [2].
Do đó, người ta tin rằng sử dụng nước dừa có thể giúp người bệnh tiểu đường phòng tránh các biến chứng về tim mạch, huyết áp hay đột quỵ.
Stress oxy hóa là tình trạng các gốc tự do không cơ thể không ổn định và tăng dần lên. Khi đó cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng ảnh hưởng xấu tới các tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể triệt tiêu và hạn chế các gốc tự do, giúp cơ thể ức chế stress oxy hóa hiệu quả. Từ đó, phòng tránh những biến chứng khác liên quan tới bệnh tiểu đường như viêm nhiễm, viêm bàn chân…
Trong một nghiên cứu năm 2012, thực hiện trên những con chuột kháng insulin theo chế độ ăn nhiều fructose và chúng được điều trị bằng nước dừa. Sau một thời gian, hoạt động của các gốc tự do giảm, huyết áp và chất béo trung tính cũng được giảm đáng kể [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chỉ là thực hiện trên động vật, nên cần thêm những nghiên cứu khác để khẳng định tác dụng với con người.
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao, sẽ làm tăng áp lực và làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Do đó, mắt của người tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… cao hơn bình thường.
Sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ cung cấp một lượng vitamin B1 đáng kể (trong 200ml nước dừa có 0.7mg vitamin B) và các phức hợp vitamin B (niacin, folate, thiamin, riboflavin, pyridoxine) có tác dụng cải thiện mắt tốt. Từ đó, bảo vệ mắt trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Khi người tiểu đường bị thừa cân, béo phì thì khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy bị hạn chế và làm quá trình chuyển hóa glucose cũng bị giảm theo. Do đó, người béo phì tiềm ẩn nguy cơ đường huyết rất cao. Vì vậy, việc giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường.
Uống nước dừa là một trong những biện pháp giảm cân tự nhiên hiệu quả. Nước dừa chứa rất ít calo và chất béo nên không làm người bệnh tăng cân. Nếu kết hợp với quá trình hoạt động, thể dục thể thao sẽ giúp đốt cháy lượng calo lớn. Đồng thời, khi uống nước dừa, người bệnh tiểu đường kéo dài cảm giác no, hạn chế ăn vặt. Từ đó, sử dụng nước dừa, giúp người bệnh giảm cân hiệu quả.
Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 1, type 2 chính là đi tiểu nhiều. Do đó, người bệnh tiểu đường dễ bị mất nước. Và việc bù nước là cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể.
Khi uống nước dừa, cơ thể sẽ được bổ sung một lượng nước lớn (trong nước dừa có 94% là nước) bị thiếu hụt do chứng đi tiểu nhiều. Ngoài ra, nước dừa còn đóng vai trò như một chất điện giải vì cung cấp nhiều khoáng chất như magie, kali, natri, canxi cần thiết cho cơ thể mà không hề chứa các chất bảo quản gây hại.
Ngoài ra, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường như:
Để sử dụng nước dừa an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt thì cần uống nước dừa đúng cách. Cụ thể:
Liều lượng
Xem thêm : Bệnh Phù tủy xương
Lượng đường trong nước dừa khá cao, trung bình một cốc nước dừa (200ml – khoảng 1 quả dừa cỡ nhỏ) chứa tới 6,26g đường. Vì vậy, mỗi ngày người bệnh tiểu đường không nên uống quá 250ml/ngày (khoảng 1 quả dừa cỡ vừa). Bởi nếu uống nhiều hơn có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng. Uống nước dừa nhiều, thường xuyên sẽ làm cho đường huyết luôn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và sức khỏe của bệnh nhân.
Thời điểm uống phù hợp
Để không bị đường huyết tăng cao đột ngột thì người bệnh tiểu đường nên uống nước dừa vào thời điểm sau:
Lưu ý khi dùng nước dừa
Cách chọn và sử dụng nước dừa tốt nhất như sau:
Nước dừa nếu uống với liều lượng phù hợp mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường mắc kèm các bệnh lý sau thì không nên sử dụng:
Trong nước dừa có nhiều dưỡng chất bổ ích tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ CÓ uống được nước dừa nhưng cần đảm bảo với lượng dùng an toàn.
Lượng nước dừa tốt cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là tối đa 1 quả dừa/ngày (khoảng 200-250ml). Tuy nhiên, các mẹ không nên uống nước dừa vào buổi tối. Bởi nước dừa chứa nhiều nước và có tính lợi tiểu có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đêm nhiều hơn và ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.
Đồng thời, những phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp hoặc suy nhược cơ thể nên cân nhắc sử dụng nước dừa. Và cần thêm những tư vấn từ bác sĩ để sử dụng nước dừa an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Như vậy, thắc mắc người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không đã có lời giải đáp. Sử dụng nước dừa với lượng phù hợp và đúng cách giúp cải thiện đường huyết, hạn chế nhiều biến chứng bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 18006011, fanpage Glucare Gold hoặc website Glucare Gold để nhận được nhiều tư vấn hữu ích!
**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 18:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024