Bệnh Phù tủy xương

Video phù tủy xương có nguy hiểm không

Tủy xương là các mô mềm, xốp nằm ở giữa các xương, bên trong có chứa các tế bào gốc máu. Đây là những tế bào đặc biệt quan trọng có thể chuyển hóa trở thành hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Phù tủy xương là dạng tổn thương tủy xương xảy ra do liên quan đến tình trạng sưng tấy các mô do sự tích tụ chất lỏng.

Các nguyên nhân phổ biến gây phù tủy xương như chấn thương, viêm nhiễm, khối u, ung thư…

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng phù tủy xương như:

Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây ra phù tủy xương, xương bị tổn thương hoặc giãn/ rách gân, dây chằng. Tình trạng tổn thương có thể xảy ra đột ngột nhưng nghiêm trọng (cấp tính) hoặc tái phát dai dẳng (mãn tính). Các chấn thương thường khởi phát do gặp va chạm mạnh, chịu áp lực quá mức, liên tục và lặp đi lặp lại tại xương, khớp.

Cụ thể một số chấn thương phổ biến gây phù tủy xương gồm:

  • Gãy xương;
  • Vết bầm xương;
  • Viêm gân;
  • Trật khớp;
  • Viêm gan chân;
  • Rách dây chằng chéo trước (ACL);
  • Chứng đứt gân Achilles;
  • Hội chứng đau vùng phức hợp;

Viêm cơ xương khớp

Các dạng viêm xương, cơ, dây chằng, dây thần kinh, gân cũng là những yếu tố khởi phát phù tủy xương, bao gồm:

  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm khớp vảy nến;
  • Viêm khớp phản ứng;
  • Chứng Enthesitis (viêm gân và dây chằng gắn vào xương;
  • Viêm túi mật;
  • Bệnh gout;

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một dạng nhiễm trùng xương khá hiếm gặp. Bệnh lý này gây tổn thương các mạch máu kết nối với xương. Cơ chế dẫn đến bệnh thường là do nguồn cung cấp máu bị giảm khiến các mô xương dần chết đi, hiện tượng này còn được gọi hoại tử xương. Vị trí bị phù tủy xương chủ yếu là ở hông.

Nguyên nhân gây ra phù tủy xương chủ yếu là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, điển hình là Staphylococcus aureus. Một số ít trường hợp xảy ra do nhiễm nấm, chúng xâm nhập vào xương và gây viêm tủy xương.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương trở nên giòn, xốp, phổ biến ở người già hoặc phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh. Điều này khiến xương dễ bị tác động và gãy. Đối với những người bị loãng xương nặng, nhất là ở vùng hông và đầu gối có nguy cơ gây tổn thương tủy xương.

Khối u xương

Bản chất của các khối u xương là lành tính, không phải ung thư ác tính. Sự xuất hiện của chúng tạo áp lực trực tiếp lên tủy xương, theo thời gian chúng ngày càng phát triển lớn, xâm lấn đến các mô và gây phù nề do tích tụ dịch lỏng.

Một số loại khối u xương lành tính có thể khởi phát phù tủy xương bao gồm:

  • Chondroblastoma: Thường xảy ra ở trẻ em;
  • Enchondroma: Chúng thường phát triển bên trong tủy xương;
  • Chondromyxoid fibroma: Rất hiếm trường hợp khởi phát trong tủy xương;
  • U tế bào khổng lồ;
  • U nguyên bào xương;
  • Osteochondroma: Chúng thường phát triển ngoài xương;
  • Osteoid osteoma: Thường được tìm thấy trong các đoạn xương dài;
  • U nang xương đơn viện: Thường được phát hiện ở gần đầu xương dài;

Ung thư

Những bệnh ung thư có liên quan đến chứng phù tủy xương có thể khởi phát từ xương, tủy xương hoặc ung thư di căn từ các bộ phận khác đến xương/ tủy xương. Chẳng hạn như:

  • U xương ác tính;
  • Bệnh đa u tủy;
  • Bệnh bạch cầu;
  • U Chondrosarcoma;
  • U Ewing sarcoma;
  • Chứng Non-Hodgkin lymphoma;

Ngoài ra, một số bệnh u thư có khả năng di căn đến xương như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng…

Một số tình trạng sức khỏe khác

Cụ thể gồm một số vấn đề sức khỏe bất thường như:

  • Tình trạng thiếu máu cục bộ: Xảy ra khi các cơ quan không nhận đủ máu hoặc thiếu oxy bao gồm: chứng hoại tử vô mạch (hoại tử xương) hoặc hội chứng bàn chân Charcot;
  • Các điều kiện trao đổi chất: Một số rối loạn về quá trình trao đổi chất có thể gây ra phù tủy xương như:
    • Thiếu hụt vitamin D;
    • Hội chứng Cushing;
    • Tế bào mast;
    • Chứng cường cận giáp;
    • Rối loạn khoáng chất và xương do mắc bệnh thận mãn tính;