Rượu rắn được cho là một loại rượu thuốc sử dụng xác rắn ngâm trong rượu có nồng độ cồn cao. Loài rắn được sử dụng để ngâm rượu đa số là loài có độc. Rượu rắn được tin là có tác dụng bổ dương, chữa phong tê thấp… Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, người uống rất có thể sẽ bị ngộ độc rượu rắn.
Theo đông y, thịt rắn có tính ôn, vị ngọt và mặn, quy kinh can, có tác dụng tiêu độc, giảm đau, trừ phong thấp… Mật rắn có vị ngọt, không đắng như mật của các loài động vật khác, có tác dụng giảm ho, giảm đau nhức, chống viêm. Vì lẽ đó nên rắn thường được sử dụng để ngâm rượu theo 2 cách: Cắt khúc, sấy khô rồi ngâm rượu hoặc để nguyên con ngâm rượu.
Bạn đang xem: Ngộ độc rượu rắn: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh
Để tăng thêm hiệu quả, nhiều người còn ngâm rắn với các vị thuốc với công dụng khác nhau như:
Rượu rắn được cho là đã xuất hiện từ năm 771 trước công nguyên (ở thời Tây Chu). Người ta thường dùng rắn độc, 3 loại (tam xà) hoặc 5 loại (ngũ xà) để ngâm rượu. Có lẽ đây là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp ngộ độc rượu rắn đáng tiếc.
Dân gian cho rằng, rượu rắn có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý ở nam giới. Loại rượu này cũng có tác dụng giảm đau và chữa phong tê thấp. Nhưng thực hư việc rượu rắn có giúp cải thiện khả năng sinh lý hay không vẫn còn là một câu hỏi và mối hoài nghi lớn.
Nhiều người vẫn cho rằng rượu rắn là một loại rượu vừa bổ, vừa quý. Nhưng thực tế, đã có không ít trường hợp ngộ độc rượu ngâm từ rắn. Nguyên nhân gây ngộ độc là gì?
Ngâm toàn tính là cách ngâm để nguyên con rắn tươi sống vào ngâm rượu. Khi đó, phần nọc rắn (nằm ở hai bên bành, sát cổ) vẫn còn nguyên. Sau một thời gian ngâm, nọc rắn hòa tan vào rượu. Dù chỉ uống một lượng nhỏ loại rượu này cũng có thể bị ngộ độc, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Xem thêm : Cách phân biệt nấm lành và nấm độc
Nhiều người ngâm rượu rắn cùng các vị thuốc khác để tăng hương vị và công dụng. Nhưng không phải sự kết hợp nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thực tế đã có trường hợp tử vong do uống rượu rắn hổ mang ngâm bào ngư. Thịt rắn và bào ngư là hai nguyên liệu tưởng là “đại bổ” nhưng kết hợp với nhau lại trở thành mối nguy hại.
Uống rượu quá liều vốn đã không tốt và là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu cấp. Uống rượu rắn quá liều càng nguy hại cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu rắn mỗi lần chỉ nên uống 1 – 2 chén nhỏ. Không nên uống quá 25ml mỗi ngày, và mỗi đợt uống rượu rắn không nên lâu hơn 10 ngày.
Ngộ độc rượu rắn cũng có thể do nạn nhân uống rượu cùng lúc ăn các thực phẩm kỵ với rắn. Kinh nghiệm dân gian cho rằng, nếu ăn củ cải cùng thịt rắn sẽ dễ bị nôn mửa, đau bụng.
Nhiễm ký sinh trùng khi uống rượu tiết rắn cũng là nguyên nhân gây ngộ độc. Nhiều người pha rượu với tiết rắn và mật rắn tươi để uống. Rất có thể trong máu rắn có ký sinh trùng, sẽ xâm nhập và gây hại cơ thể con người.
Theo kinh nghiệm dân gian, rượu rắn nếu chưa ngâm ít nhất 100 ngày, chưa được hạ thổ thì chưa nên uống. Khi đó, độc trong nọc rắn đã được dung hòa và giảm bớt độc tố sẽ giảm nguy cơ ngộ độc cho người khỏe mạnh. Với người thận yếu, gan yếu, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
Rượu rắn có nhiều loại, có những loại chỉ được dùng để bôi ngoài da. Nếu uống loại này sẽ bị ngộ độc. Nếu người uống không hiểu rõ thứ rượu mình định uống thuộc loại gì sẽ tự “chuốc họa vào thân”.
Người bị ngộ độc do uống phải chất độc của rắn thường có những biểu hiện như:
Ngộ độc rượu rắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi uống rượu rắn bị ngộ độc cần làm gì? Cách chữa ngộ độc rượu tốt nhất là gọi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi, người nhà có thể sơ cứu bằng cách kích thích nôn để nạn nhân nôn ói phần rượu đã uống vào dạ dày.
Xem thêm : Cách tính mức lương theo hệ số mới nhất 2022
Nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để tránh nguy cơ ngộ độc đáng tiếc, việc đầu tiên là phải tìm hiểu kĩ một số vấn đề như sau:
Những đối tượng không được sử dụng rượu rắn:
Những lưu ý khi ngâm rượu rắn:
Khi uống rượu rắn cần đặc biệt lưu ý:
Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những công dụng được “thần thánh hóa” của rượu rắn ngâm. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên coi rượu rắn là một loại rượu thuốc bổ. Những gia đình có rượu rắn ngâm càng không nên dùng nó để thiết đãi khách.
Đã có không ít trường hợp ngộ độc rượu rắn dẫn đến tổn hại lâu dài về sức khỏe. Cũng không ít trường hợp tử vong vì uống rượu rắn. Mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ trước khi ngâm hoặc uống bất kỳ loại rượu nào để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/05/2024 11:32
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024