Cách tính mức lương theo hệ số mới nhất 2022

Hệ số lương là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi người lao động. Hệ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Theo từng thời kỳ, hệ số lương sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ cung cấp các thông tin chi tiết mới nhất.

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.

Cách tính mức lương theo hệ số lương.

Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số lương trong các Công ty nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Ví dụ về hệ số lương trong doanh nghiệp như:

  • Trình độ Đại học: Hệ số lương cơ bản là 2.34

  • Trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10

  • Trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86

Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/7/2013, thì tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Quy định cũ về các tính hệ số lương tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP được xóa bỏ.

Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.

  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

  • Hệ số lương hiện hưởng của công, viên chức được xác định theo cách xếp loại dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Lưu ý

  • Các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức sẽ có những hệ số lương khác nhau

  • Cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi

Cách tính cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân

Không giống với cán bộ hay các công nhân viên chức làm việc trong Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng Chính phủ đề ra. Mức lương này sẽ được quy định mới mỗi năm. Theo đó, các chủ doanh nghiệp không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức này.

Năm 2022, mức lương cơ bản dành cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ như sau:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/ tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/ tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/ tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/ tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Mức lương tối thiểu theo vùng năm 2022.

ETtwpCwTUmbmx0aHA9ecymcn4VbF7L1ducO4XYVoUbF0R5qXz9ppTdtkfSnKnuWwJ5kiQe13K91FE5AevkF5tFzMcY0LcfoJGiC5r2KfheJ1CBpcAivhe87286DNkNLajqblbfKeJjkDb3XG7w0ofdqrCIujbdq4RXZXEHRlG77tiCpulQfHxg1dx65qj814 0sh0w

  • Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng

  • Tra cứu mức lương tối thiểu vùng 2022 mới nhất. Áp dụng từ 01/7/2022

Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Cách tính mức lương theo hệ số mới nhất 2022. Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về bảo hiểm xã hội nhé.

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

https://lh3.googleusercontent.com/7JrbsEpk9XRwkepoFZFIIIZlZnhuOTJPUD52ftXKGORBQGoC8Q1EdRSIX_UpC9zCVHud1Q9E3Bm8iYDmzP5ChowDMGhzy0eVsYVAtncg5SspaT2wKpp9SRNbvsE-JZvQsDlZidCMb1ZnfwgxvB4-