Categories: Tổng hợp

Bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa? Lưu ý khi cho bé uống thuốc

Published by

Vấn đề bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa luôn khiến các mẹ cảm thấy lo lắng băn khoăn, lo lắng bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ, đặc biệt là sau khi trẻ xuất hiện tình trạng nôn, trớ. Cùng đi tìm câu trả lời và các lưu ý để cho trẻ uống thuốc tốt nhất thông qua bài viết sau.

1/ Bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa?

Thông thường khi bé uống thuốc được 30 phút thì đã ngấm được rồi. Vì vậy, trong trường hợp mà trẻ đã uống thuốc được khoảng 30 phút mà xảy ra hiện tượng nôn, trớ thì mẹ có thể không cần cho trẻ uống lại liều thuốc vừa rồi. Với các loại thuốc dành cho trẻ như dạng thuốc uống, siro, gói bột pha … thì sau 30 phút có thể đã ngấm hoàn toàn. Vì vậy, trong một số trường hợp, mẹ cần xác định rõ ràng thời gian cũng như các dạng thuốc cho trẻ để có cách xử lý nhất định. Cụ thể:

– Bé nôn ra trước 30 phút và thấy thuốc còn nguyên vẹn (thuốc dạng viên) thì mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc tương tự liều vừa sử dụng.

– Bé nôn sau khoảng 30 phút: không nên cho trẻ uống lại bởi lúc này thuốc đã ngấm vào trong cơ thể trẻ. Nếu sử dụng thêm thì rất có thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng uống thuốc quá liều gây ra những nguy hiểm nhất định. Để hiệu quả tốt nhất, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên môn đối với các loại thuốc khi thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị … nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình điều trị mà vẫn an toàn đối với sức khỏe của trẻ.

Với một số loại thuốc, bé uống được sau 30 phút là đã ngấm rồi, không cần uống lại sau nếu trẻ có nôn, trớ

2/ Trẻ uống thuốc vào lúc nào là tốt nhất

Biết được vấn đề bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa, các bậc phụ huynh có thể hiểu được rằng tùy thuộc vào từng loại thuốc sẽ có cách uống vào thời gian phù hợp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ khi kê đơn thuốc chỉ định sẽ có các loại thuốc uống vào các thời điểm như: uống sau khi ăn, trước khi ăn và trong khi ăn. Sở dĩ có điều này là khi kết hợp với thức ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nhanh hay chậm của thuốc nên để đảm bảo cho thuốc phát huy hết tác dụng, bác sĩ cần cho thời gian uống thuốc hợp lý.

Thuốc uống sau khi no

Các loại thuốc kháng sinh kém bền với môi trường acid thường được chỉ định sử dụng khi bụng no để thức ăn có thể trung hòa được acid có trong dạ dày lúc này, tránh gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày không những bị ảnh hưởng mà còn khiến thuốc không thể hấp thụ đúng cách. Những loại thuốc này có thể được kể đến như: ampicillin, lincomycin, …

Thuốc uống khi đói

Mặc dù là thuốc uống khi đói tuy nhiên vẫn cần đảm bảo cách bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Đây là những loại thuốc hấp thụ vào máu nhanh chóng, không cần uống lại sau khi nôn khoảng 30 phút. Bên cạnh những loại thuốc thẩm thấu nhanh thì các loại thuốc uống khi đói có thể kể đến là các loại thuốc có màng bao viên không bị vỡ nhanh chóng để từ từ phát huy tác dụng một cách hiệu quả.

Tùy từng loại thuốc mà thời gian uống thuốc sẽ giúp phát huy tác dụng tốt nhất của thuốc

Thuốc uống cùng với bữa ăn

Các thuốc uống cùng với bữa ăn sẽ phát huy tác dụng tốt nhất phải kể đến các loại vitamin A, D, K, E là các thuốc tan dễ hơn trong dầu mỡ. Chính vì vậy, khi kết hợp thuốc trong bữa ăn sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ của thuốc tốt hơn. Ngoài ra, với tính chất của loại thuốc này, mẹ sẽ không cần lo lắng bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa bởi trẻ sẽ hoàn toàn cảm thấy ăn ngon miệng, không có cảm nhận sử dụng thuốc trong quá trình ăn uống của trẻ.

3/ Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc để có tác dụng tốt nhất

Để quá trình cho trẻ uống thuốc đạt kết quả tốt nhất, mẹ cần chú ý các lưu ý sau đây:

Không nên cho trẻ uống thuốc quá liều

Mẹ nên cho bé sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Trong các trường hợp trẻ bị nôn, mẹ phân vân không biết bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa hoặc có nên cho trẻ uống lại thuốc hay không thì mẹ nên quan sát tình trạng thuốc do trẻ nôn ra cũng như tính chất các loại thuốc để có cách xử lý cho phù hợp.

Tuy nhiên, thông thường đối với các loại thuốc kháng sinh nếu bé nôn trước 30 phút thì nên cho trẻ uống lại. Đối với các loại thuốc tan và thẩm thấu nhanh, thuốc ngậm thì không nên cho trẻ uống lại. Hoặc cách tốt nhất, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Đảm bảo thời gian cho trẻ dùng thuốc

Mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng giờ và thời điểm được chỉ định. Tùy thuộc vào các loại thuốc để cho trẻ uống lúc no, lúc đói hoặc trong lúc ăn cho hợp lý. Đảm bảo khoảng cách các loại thuốc có thể gây ra phản ứng làm mất tác dụng của thuốc với nhau. Phân chia rõ ràng các loại thuốc nào có thể uống cùng nhau trong cùng một lần để có kết quả sử dụng thuốc tốt nhất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ cơ thể còn nhạy cảm.

Chú ý hạn sử dụng của thuốc

Trước khi cho trẻ dùng thuốc, mẹ nên kiểm tra ngày sản xuất, ngày sử dụng để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt lưu ý đối với các dạng thuốc lỏng, đã mở nắp có hạn sử dụng trong vài ngày cần được loại bỏ mặc dù chưa hết hạn in trên bao bì.

Mẹ cần chú ý ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc trước khi cho trẻ uống

Cách cho trẻ uống thuốc

Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc cùng với sữa, nước trái cây, kẹo bởi có thể làm giảm quá trình hấp thụ cũng như làm thuốc mất đi tác dụng.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường được chỉ định uống thuốc dạng lỏng nên mẹ cần nhẹ nhàng dỗ dành trẻ để trẻ có thể uống dễ dàng nhất. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể nghiền thuốc hoặc bẻ nhỏ thuốc để trẻ uống tuy nhiên quá trình này cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác định loại thuốc đó có thể phát huy tác dụng tốt khi nghiền hay không.

Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Cách tốt nhất để cho trẻ uống thuốc đạt kết quả tốt nhất đó là mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tốt nhất cũng như sức khỏe của trẻ nhanh chóng được cải thiện hơn, tránh những nguy hiểm cho trẻ.

Mong rằng bài viết bé uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm:

– Bé uống kháng sinh nhiều có sao không, bao nhiêu ngày đào thải hết

– Uống thuốc khi bụng đói có sao không? Nên uống khi nào tốt?

This post was last modified on 07/04/2024 03:55

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago