Categories: Tổng hợp

Có mấy loại lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?

Published by

Lỗi trong các hành vi vi phạm pháp luật là một rong những yếu tố quan trọng để xác định các điều khoản áp dụng trong từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, lại không có nhiều người có những hiểu biết liên quan đến vấn đề này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Có mấy loại lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?

Lỗi là gì?

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

– Để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó hay không, cần phải xác định tính có lỗi của tội phạm.

– Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện sau đây:

+ Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

+ Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Có mấy loại lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?

Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới 02 hình thức cố ý và vô ý. Do đó, lỗi gồm 02 loại: Cố ý và vô ý.

Thứ nhất: Lỗi cố ý

– Lỗi cố ý trực tiếp:

Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

– Lỗi cố ý gián tiếp:

Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Thứ hai: Lỗi vô ý

– Lỗi vô ý vì cẩu thả:

Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

– Lỗi vô ý vì quá tự tin:

Vô ý vì quá tự tin là lỗi một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Yếu tố cấu thành tội phạm

Thứ nhất: Mặt khách quan

– Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

– Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.

– Mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đã chưa đựng khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó.

– Thời gian vi phạm pháp luật là giờ/ngày/tháng/năm xảy ra vi phạm pháp luật.

– Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.

– Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.

Thứ hai: Mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật

– Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm ly bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm nhiều yếu tối như: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

Thứ ba: Chủ thể

Chủ thể của hành vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

Thứ tư: Khách thể

Khách thể của hành vi vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

Như vậy, Có mấy loại lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân tích một số nội dung liên quan đến cấu thành tội phạm hiện nay. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

This post was last modified on 27/04/2024 23:30

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago