1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Để hiểu và làm câu này bạn cần biết nguyên tắc cấm nhỏ thì cấm lớn, cấm lớn thì không cấm nhỏ đối với dòng ô tô.
Bạn đang xem: Biển Nào Cấm Máy Kéo – Nguyên Tắc Cấm Nhỏ Thì Cấm Lớn?
Nguyên tắc cấm nhỏ thì cấm lớn, cấm lớn không cấm nhỏ
Thứ tự các xe từ nhỏ đến lớn: ô tô con => khách => tải => máy kéo => ô tô kéo móc => máy kéo kéo móc. + Cấm nhỏ thì cấm lớn, cấm lớn không cấm nhỏ. + Cấm 2 bánh không cấm 4 bánh, cấm 4 bánh cũng không cấm 2 bánh.
Giải thích:
+ Xe con đến 9 chổ; xe khách từ 10 chổ trở lên.
+ Ô tô kéo móc là xe con, xe khách, xe tải có gắn móc.
+ Máy kéo kéo móc là máy kéo có kéo móc (giống xe container)
Ví dụ: Khi bạn gặp biển báo cấm xe tải thì theo luật cấm nhỏ thì cấm lớn thì xe tải, máy kéo, ô tô kéo móc, máy kéo kéo móc điều bị cấm. Theo nguyên tắc cấm lớn không cấm nhỏ thì xe con, xe khách nhỏ hơn tải nên không bị cấm.
Xem thêm : Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là?
Giải thích câu 347 Biển nào cấm máy kéo?
Lưu ý để tránh bị nhầm lẫn với những câu hỏi dạng này bạn nên đọc biển báo rồi trả lời câu hỏi để tránh bị nhầm lẫn với cách trả lời “biển cấm máy kéo thì cấm loại xe nào?”
Như vậy bạn sẽ thấy biển 1 là biển cấm ô tô kéo móc (lớn hơn máy kéo) nên không cấm máy kéo. Biển 2 là biển cấm máy kéo nên cấm máy kéo. Biển 3 là biển cấm xe tải (xe tải nhỏ hơn máy kéo) nên cấm luôn máy kéo => Biển 2 và Biển 3 cấm máy kéo => Chọn đáp án 3.
Diễn giải theo ý nghĩa thực tế:
Để giúp bạn dễ hình dung hơn ở câu hỏi này. Giả sử bạn đang điều khiển xe máy kéo, thì bạn thấy biển 1, biển 2, biển 3 thì biển nào cấm xe của bạn đang chạy (xe máy kéo).
Một số câu hỏi tương tự
Câu 306: Biển nào cấm ô tô tải?
1. Cả ba biển. 2. Biển 2 và 3. 3. Biển 1 và 3. 4. Biển 1 và 2.
Giải thích: Biển 1 cấm ô tô nên cấm tải, biển 2 cấm tải nên cấm tải, biển 3 cấm máy kéo nên không cấm tải (cấm lớn không cấm nhỏ) => đáp án 4.
Câu 307: Biển nào cấm máy kéo?
1. Biển 1. 2. Biển 2 và 3. 3. Biển 1 và 3. 4. Cả ba biển.
Xem thêm : Chứng chỉ tin học cơ bản là gì? Thi ở đâu?
Giải thích: Biển 1 cấm xe máy (2 bánh) nên không cấm máy kéo (4 bánh), biển 2 cấm tải thì cấm máy kéo (cấm nhỏ thì cấm lớn), biển 3 cấm máy kéo nên cấm máy kéo. Đáp án 2.
Câu 305: Biển nào cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 1 và 3. 4. Cả ba biển.
Giải thích: Ý nghĩa câu hỏi là biển nào cấm tất cả mọi loại xe trừ xe 2 bánh, xe gắn máy. Biển 2, biển 3 xe ô tô con vào được (vì cấm lớn thì không cấm nhỏ). Biển 1 cấm hết dòng ô tô (kể cả xe 3 bánh) => nên chọn đáp án số 1
Câu 344: Biển nào cấm máy kéo kéo theo rơ moóc?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Giải thích: Xe máy kéo kéo theo rơ móc là lớn nhất nên biển 1, biển 2 điều cấm xe máy kéo kéo theo rơ móc (cấm nhỏ thì cấm lớn) => Đáp án 3
Câu 345: Khi gặp biển số 1, xe ô tô tải có được đi vào không?
1. Được đi vào. 2. Không được đi vào.
Giải thích: Biển 1 là biển cấm ô tô kéo móc nên theo nguyên tắc cấm lớn không cấm nhỏ thì không cấm xe tải, nên khi gặp biển 1 xe tải được đi vào => đáp án 1
Câu 346: Biển nào không có hiệu lực đối với ô tô tải không kéo moóc?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 2 và 3. 3. Biển 1 và 3. 4. Cả ba biển.
Giải thích: Đầu tiên xác định xe ô tô tải không kéo móc là xe tải (nếu ô tô tải có kéo móc là xe ô tô kéo móc). Như vậy câu hỏi tóm lại lại biển nào không có hiệu lực với xe tải. Biển 1 cấm ô tô kéo móc, biển 2 cấm máy kéo điều lớn hơn ô tô tải nên không có hiệu lực với ô tô tải (cấm lớn không cấm nhỏ). Biển 3 cấm ô tô nên cấm luôn xe tải => Đáp án 1
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp