Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, do đó có gió Tín phong (gió Mậu dịch) bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
Việt Nam có loại gió nào hoạt động?
Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông (gió hướng Đông Bắc) và gió mùa mùa hạ (gió có hướng Tây Nam và Đông Nam). Do đó, gió mùa cũng là loại gió có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu của Việt Nam.
Như vậy, ở Việt Nam có 2 loại gió chính hoạt động là gió Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và gió Tín Phong chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời điểm chuyển tiếp giữa hai mùa gió. Ngoài ra còn có một số gió địa phương khác: gió đất, gió biển, gió fơn, gió thung lũng, gió núi,…
=> Xem thêm: Đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam như thế nào?
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới tới các khu áp thấp ôn đới. Hướng gió chủ yếu là thổi từ hướng tây sang đông (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc).
Gió Tây ôn đới hoạt động gần như quanh năm và mạnh nhất vào mùa đông do áp suất ở các cực thấp hơn. Vào mùa hè gió hoạt động yếu hơn vì áp suất ở các cực cao hơn. Khi hoạt động, gió Tây ôn đới thường mang theo độ ẩm cao và lượng mưa lớn.
Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 36 độ vĩ.
Gió Mậu dịch (gió Tín phong) là loại gió thường xuyên thổi trong các miền cận xích đạo, từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo. Hướng gió chủ yếu là thổi từ hướng đông (hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam)
Xem thêm : Sữa Optimum của nước nào? Có tốt cho bé không?
Gió Mậu dịch hoạt động quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè. Đặc trưng của gió Mậu dịch là thời tiết khô và ít mưa.
Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch là 30 độ về phía xích đạo
Gió mùa là gió thổi theo mùa, chủ yếu được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Hướng gió của gió Mậu dịch là thổi từ đông sang tây hoặc tây sang đông tùy theo mùa với hướng gió trái ngược nhau ở 2 mùa. Gió đông nam và đông bắc thổi vào mùa đông gọi là gió mùa mùa đông và gió tây nam và tây bắc thổi vào mùa hạ gọi là gió mùa mùa hạ. Gió mùa thường mang theo nhiều hơi ẩm và mưa vào mùa hạ; còn vào mùa đông thì mang theo hơi lạnh và khô.
Gió mùa hoạt động quanh năm, tùy vào từng khu vực nhưng thường xuất hiện ở đới nóng như Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình. Ở Việt Nam, gió mùa hoạt động quanh năm
Mùa gió Đông Bắc diễn ra từ tháng 11 – tháng 4 của năm sau, tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng ở miền Nam.
Miền Bắc đón gió mùa Đông Bắc tràn về
Mùa gió Tây Nam diễn ra từ tháng 5 – tháng 10, tạo nên mùa hè nóng ẩm kèm mưa to, giông bão trên cả nước với dạng thời tiết đặc biệt, gió Tây thường kèm mưa ngâu và bão.
Có nhiều loại gió thổi từ các vùng khác nhau. Khi đến Việt Nam, chịu ảnh hưởng của địa hình mà gió có những đặc điểm khác so với tính chất ban đầu, gọi là gió địa phương. Gió địa phương gồm gió biển (gió đất) và gió Phơn.
Xem thêm : Dù tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần cẩn trọng khi uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong
Gió biển và gió đất
Gió biển hay gió đất là loại gió mà được hình thành ở vùng đất ven biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển/ đại dương tạo ra (hiểu đơn giản loại gió này được hình thành do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp)
Hướng gió của gió biển, gió đất thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền (gọi là gió biển), ngược lại, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển (gió đất).
Do thổi từ biển vào nên gió biển thường mang theo độ ẩm cao và mát tạo cảm giác dễ chịu. Ngược lại thì gió đất thổi từ đất liền ra nên thường khô, hanh.
=> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc là gì?
Gió phơn là loại gió được biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao. Nguyên nhân của sự biến tính này là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí và thường hoạt động ở các dãy núi đón gió.
Gió Phơn
Về bản chất, ban đầu gió phơn vẫn mang hơi ẩm nhưng khi đi qua các dãy núi thì hơi ẩm bị chặn lại nên mang tính chất khô, nóng.
Ở Việt Nam, gió phơn hoạt động mạnh nhất ở các vùng Bắc Trung Bộ do gió gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại, tạo nên hiện tượng thời tiết khác biệt giữa hai bên dãy núi. Ở bên sườn đón gió thường có mưa lớn nhưng ở sườn khuất gió khô và rất nóng.
Như vậy, qua bài viết trên đây bạn đã biết ở Việt Nam có những loại gió nào hoạt động. Với các loại gió đa dạng đã tạo nên khí hậu đa dạng mỗi vùng, mỗi thời điểm trong năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/02/2024 18:37
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024