Là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, Viện Hải dương học Nha Trang từ lâu đã là một điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du khách ghé đến thành phố biển này.
Chỉ cách trung tâm chưa đầy 6 km, nơi đây vẫn đang là “một bảo tàng sống” lưu giữ nhiều tư liệu quý báu về thế giới đại dương của Việt Nam, là một điểm đến cực thú vị và bổ ích cho du khách ở nhiều độ tuổi.
Bạn đang xem: Viện Hải dương học Nha Trang: Trọn bộ kinh nghiệm tham quan thủy cung huyền diệu giữa lòng thành phố biển từ A đến Z
Trong bài viết này, MoMo sẽ cùng bạn điểm qua những điều thú vị về địa danh này nhé.
Viện Hải dương học Nha Trang là một điểm đến lý thú với nhiều lứa tuổi. (Nguồn: Viện Hải dương học Nha Trang)
Viện Hải dương học được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ 20, sau đó được đưa về Viện Đại học Sài Gòn quản lý. Viện là nơi nghiên cứu, lưu trữ, bảo vệ sinh vật biển lớn nhất Đông Dương.
Viện Hải dương học nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)
Ngày nay, Viện vẫn lưu trữ hơn 24.000 loại sinh vật biển, trong đó có nhiều mẫu đã được lưu trữ qua nhiều thập kỷ. Viện cũng nuôi rất nhiều sinh vật biển sống, giúp khách du lịch có thể tận mắt quan sát, tìm hiểu về cuộc sống dưới đại dương tại vùng biển Việt Nam.
Địa chỉ: Số 1 Cầu Đá, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
Giờ mở cửa: 6:00 – 18:00 từ thứ Hai đến Chủ Nhật, trừ ngày lễ và Tết.
Giá vé tham khảo:
Từ các tỉnh lân cận, có nhiều cách để di chuyển tới Nha Trang. Để chủ động đặt vé nhanh chóng và thanh toán dễ dàng, bạn truy cập tính năng Du lịch – Đi lại của MoMo và chọn vé máy bay, tàu hỏa, xe khách phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
Xem thêm : Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt
Bể kính tại Viện Hải dương học thu hút nhiều em nhỏ nhìn không rời mắt. (Nguồn: Viện Hải dương học)
Du khách dù ở lứa tuổi nào cũng bị “mê hoặc” bởi sự kỳ thú của đại dương. (Nguồn: sưu tầm)
Viện Hải dương học có nhiều hoạt động kỳ thú cho du khách khám phá và trải nghiệm. Không chỉ chiêm ngưỡng đại dương thu nhỏ, tìm hiểu được nhiều kiến thức lý thú tại khu lưu trữ, trưng bày mẫu vật, du khách còn có cơ hội khám phá bảo tàng Trường Sa, Hoàng Sa thu nhỏ.
Khu vực này có nhiều bể kính nuôi đa dạng các loại sinh vật biển, vừa để bảo tồn, vừa mang tính giáo dục và nghiên cứu. Các loài cá ở đây có muôn vàn hình hài, kích thước và màu sắc, chắc chắn sẽ làm các bạn trẻ, hoặc các em bé vô cùng thích thú.
Đây là điểm đến cuối tuần của nhiều gia đình có con nhỏ. (Nguồn: Viện Hải dương học)
Khu trưng bày mẫu vật tại Viện Hải dương học Nha Trang lưu giữ hơn 4.000 mẫu vật, từ các sinh vật sống đến mẫu vật tiêu bản. Viện lưu giữ nhiều sinh vật vô cùng thân thuộc, từ tôm, cá, mực, đến cá bò, cá đuối, cá mập. Đây chắc chắn sẽ là kho tàng kiến thức sinh vật biển cực kỳ bổ ích và sinh động để các bạn trau dồi kiến thức.
Không chỉ trưng bày các mẫu vật trong khu vực Biển Đông thuộc Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày nhiều sinh vật nước ngọt ở vịnh Thái Lan, Campuchia, mang nhiều ý nghĩa nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh vật biển khu vực Đông Nam Á.
Viện lưu trữ hơn 4.000 mẫu vật từ nhiều thập kỷ. (Nguồn: Viện Hải dương học)
Đây là một trong những khu tham quan quan trọng, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Khu vực này lưu giữ nhiều mẫu sinh vật biển được thu thập từ các đảo nhỏ từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Viện cũng đem về một số loài cá quý hiếm, san hô, nhân giống và sinh sản, phục vụ mục đích bảo tồn và nghiên cứu.
Cột mốc thu nhỏ ở Hoàng Sa Trường Sa tại Viện bảo tàng. (Nguồn: sưu tầm)
Khu trưng bày còn có nhiều mẫu địa chất, như một bằng chứng thép khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây cũng đặt cột mốc thu nhỏ, là một địa điểm chụp ảnh check in cực ý nghĩa khi bạn tới thăm Viện Hải dương học Nha Trang.
Khu vực ngoài sân cũng là một địa điểm sống ảo hot của giới trẻ. (Nguồn: @hoaithuw__)
Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang cũng nổi tiếng khi sở hữu và trưng bày nhiều bộ mẫu vật “khủng”.
Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự đồ sộ của bộ xương cái voi, trai khổng lồ, cá tầm, bò biển hay các mẫu hóa thạch với niên đại hàng trăm năm vô cùng đặc sắc.
Du khách nước ngoài cũng rất hứng thú khi tham quan tại Viện. (Nguồn: @nastasya2019)
Đặc biệt, khu tham quan ngoài biển là một địa điểm hot hit mà bất cứ ai tới Viện Hải dương học Nha Trang cũng mong muốn được trải nghiệm. Du khách sẽ được đi thuyền ra biển, thỏa thích ngắm nhìn sinh vật biển qua lớp kính dưới đáy thuyền. Bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ lặn ngắm san hô.
Khu vực này chỉ mở cửa từ 9:00 – 11:00 mỗi ngày, vậy nên nếu muốn tham gia thì hãy đăng ký sớm nha.
Cá hề – một loài sinh vật biển “nổi tiếng” trong các bạn trẻ qua bộ phim “Finding Nemo”. (Nguồn: Ảnh: @dooo_nnngan)
Đừng quên sống ảo thật nhiều ở Viện Hải dương học nha.(Nguồn: @narcissusspirit)
Như vậy, MoMo vừa cùng bạn khám phá đầy đủ các hoạt động tại Viện Hải dương học Nha Trang, một trong những địa điểm du lịch Nha Trang phổ biến nhất đối với du khách. Chúc bạn một ngày khám phá sinh vật biển thật bổ ích và đừng quên ghé MoMo để khám phá thêm nhiều kinh nghiệm du lịch lý thú khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/01/2024 10:37
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024