Categories: Tổng hợp

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Bao lâu thì khỏi?

Published by

Bỏng là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người mắc phải, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn. Việc xử lý vết bỏng và chế độ chăm sóc là vô cùng quan trọng mà bạn cần phải chú ý để vết bỏng không bị nghiêm trọng hơn. Vậy vết bỏng bị phồng nước phải làm sao và bao lâu thì khỏi? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp một cách chi tiết qua bài viết sau.

Nên làm gì khi vết bỏng bị phồng nước là thắc mắc của nhiều người

Tại sao vết bỏng lại bị phồng nước?

Theo các chuyên gia y tế, việc vết bỏng bị phồng nước là hiện tượng rất tự nhiên và không hề nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Việc vùng da bị bỏng bị phồng nước lên đó là cơ chế hoạt động tự nhiên của da, trong lớp phồng này có chứa các chất dịch giúp làm mát vết bỏng khi có tác động của nhiệt độ lớn lên da một cách đột ngột.

Dựa vào mức độ nhiệt khác nhau thì vết phồng nước cũng sẽ có kích thước khác nhau. Cũng dựa vào điều này mà chúng ta sẽ phân loại được mức độ nghiêm trọng của vết bỏng để đưa ra được cách xử lý kịp thời. Vậy vết bỏng phồng nước phải làm sao?

Vết bỏng bị phồng nước là một hiện tượng rất bình thường và không nguy hiểm

Khi vết bỏng bị phồng nước phải làm sao để giảm đau và nhanh phục hồi

Phương pháp xử lý vết bỏng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục vết thương. Bên cạnh đó, tuy tình trạng của vết bỏng mà cách xử lý cũng có sự khác biệt rõ ràng.

Xử lý, chữa bỏng phồng rộp khi xuất hiện bọng nước

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Theo các bác sĩ, khi vết bỏng bị phồng, rộp và bắt đầu xuất hiện bọng nước thì bạn có thể thực hiện sở cứu theo cách dưới đây để ngăn chặn tình trạng bỏng càng nặng hơn. Đồng thời giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo mất thẩm mỹ.

  • Bước 1: Ngâm vết bỏng trong nước mát hoặc xối nước trực tiếp từ vòi( không nên xả nước quá mạnh) từ 15- 20 phút để làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên cần chú ý, nhiệt độ nước chỉ nên giao động từ 16- 20o
  • Bước 2: Sử dụng dung dịch nước muối loãng để làm sạch bề mặt vết thương, ngăn chặn các vi khuẩn, bụi bẩn gây viêm nhiêm. Chú ý không sử dụng các dung dịch có khả năng sát trùng mạnh như cồn, oxy già vì có thể khiến lớp da bỏng bị bong, tróc.
  • Bước 3: Thấm khô về mặt vùng da bỏng, sau đó tiến hàng thoa kem kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ để bảo vệ vết thương, tránh các nguy cơ viêm nhiễm, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Xối nước mát lên vùng da bỏng để làm dịu da và giảm đau hiệu quả

Xử lý vết bỏng sau khi bị vỡ bọng nước

Thông thường, vết bỏng đã bị vỡ bọng nước sẽ gây cảm giác đau đớn cho người bên và lâu lành hơn trường hợp chưa bị vỡ bọng nước. Nếu bạn sơ ý làm vỡ bọng nước thì có thể chăm sóc theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Rửa sạch bề mặt vết thương bằng nước muối loãng để hạn chế các nguy cơ viêm nhiêm.
  • Bước 2:Sử dụng kéo hoặc bấm móng tay để cắt bỏ lớp da chết. Tuy nhiên, cần chú ý tiệt trùng kéo, bấm móng tay trước khi thực hiện để loại bỏ vi khuẩn và không nên cắt quá sát ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
  • Bước 3: Thoa một lượng thuốc mỡ vừa đủ nhằm làm dịu vết bỏng và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Có thể sử dụng băng gạc để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Vệ sinh vết bỏng mỗi ngày sẽ giúp vết thương nhanh lành

Vết bỏng phồng nước bị vỡ bôi thuốc gì?

Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị vết bỏng phồng nước, tùy thuộc vào mức độ và diện tích của vết thương. Một số loại thuốc kháng sinh thông dụng là:

Mỡ betadine 10%

Đây là một loại thuốc sát trùng rộng rãi, có tác dụng diệt khuẩn, virus và nấm. Thuốc có thể dùng để rửa hoặc bôi trực tiếp lên vết thương.

Mỡ neomycin

Đây là một loại kháng sinh nhóm aminoglycosid, có tác dụng ngăn chặn sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho da. Thuốc có thể dùng để bôi lên vết thương 2 – 3 lần một ngày.

Mỡ bacitracin

Đây là một loại kháng sinh nhóm polypeptid, có tác dụng ngăn chặn sự tổng hợp tế bào của các loại vi khuẩn gram dương.

Thuốc kháng sinh

Có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Có thể dùng dạng kem, gel hoặc lót gạc. Ví dụ như mupirocin, neomycin, polymyxin B.

Thuốc giảm đau

Có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát và sưng tấy. Có thể dùng dạng viên uống hoặc kem bôi. Ví dụ như ibuprofen, paracetamol, lidocaine.

Thuốc kích thích tái tạo da

Có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào da mới và giúp lành vết thương nhanh hơn. Có thể dùng dạng kem hoặc lót gạc. Ví dụ như silver sulfadiazine, bacitracin, collagenase.

Nacurgo màng sinh học

Nacurgo màng bọc sinh học có thể che chắn vết thương, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Có thể tìm mua Nacurgo màng sinh học tại các hiệu thuốc.

Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị vết bỏng bị vỡ

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết bỏng

Bên cạnh cách xử lý vết bỏng bị phồng nước phải làm sao ở trên, bạn cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây. Những lưu ý này sẽ giúp cho mức độ bỏng nhẹ đi và hỗ trợ cho quá trình phục hồi da được diễn ra một cách ổn định, an toàn:

Không bôi kem đánh răng lên vết thương bị bỏng, phồng nước

Nhiều người lầm tưởng rằng việc bôi kem đánh răng lên vết thương sẽ tốt vì điều này giúp làm dịu cơn đau, rát sau khi bị bỏng. Tuy nhiên, do kem đánh răng có tính kiềm nên nếu bôi trực tiếp lên vết thương sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển, không tốt cho vết thương.

Không bôi các loại dầu ăn lên vết thương

Việc bôi dầu ăn lên vết thương sẽ tạo ra việc ức chế quá trình tự làm mát trong da, khiến nhiệt tại vết thương không thể thoát ra được. Điều này sẽ làm vết thương đau nhức, lâu lành hơn.

Không chườm đá lạnh ngay khi bị bỏng

Việc chườm đá lạnh lên vết thương ngay khi bị bỏng là một quan niệm rất sai lầm. Để đá lạnh tiếp xúc với vết thương sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh, khiến vết thương trở nên đau rát, khó chịu hơn rất nhiều.

Chườm đá lạnh lên vết bỏng sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh không tốt

Chọc vỡ bọng nước

Lớp da bao phủ quanh vết thương bỏng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tối ưu các nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, việc chọc vỡ bọng nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và xuất hiện sẹo xấu mất thẩm mỹ.

Dùng bông đắp lên vết thương

Bông có kết cấu từ nhiều sợi tơ mỏng, do đó việc sử dụng bông đắp lên vết thương có thể bị dính bông lên vết bỏng. Bên cạnh đó, nếu bông gòn không được bảo quản đúng quy định thì có thể dẫn đến viêm nhiêm và kéo dài thời gian hồi phục vết bỏng.

Đắp bông gòn có thể bị đính bông trên vết thương gây viêm nhiễm

Câu hỏi thường gặp

Cuối cùng, ngoài việc vết bỏng bị phồng nước phải làm sao và các lưu ý cần biết khi bị bỏng, dưới đây là các câu hỏi thường gặp khác mà chúng tôi đã tổng hợp được. Theo đó, có 3 vấn đề chính được nhiều người thắc mắc, bao gồm:

Vết bỏng phồng nước bao lâu thì khỏi và lành hẳn?

Vấn đề đầu tiên được nhiều người quan tâm nhất đó chính là vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi. Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng phồng nước sẽ biến mất sau khoảng 4-5 ngày nếu như bạn duy trì chế độ vệ sinh vết thương mỗi ngày. Sau khoảng 3-4 ngày tiếp theo, vết thương sẽ dần lành lại và khỏi hoàn toàn.

Vết bỏng phồng nước bị vỡ nên bôi thuốc gì để không bị sẹo?

Sau khi vết phồng nước đã bị vỡ, việc bôi các loại thuốc trị sẹo là rất quan trọng để vùng da bị thương không bị sẹo, bị thâm gây mất thẩm mỹ. Có rất nhiều loại thuốc kem trị sẹo mà bạn có thể tham khảo như Dermatix Ultra, Actiscar, Hiruscar, Scar Gel,… Đây đều là những dòng kem trị sẹo uy tín, chất lượng được nhiều người tin dùng trên toàn thế giới.

Bạn nên bôi các loại kem trị sẹo để không bị sẹo và da mau lành hơn

Vết bỏng bị phồng thì có nên chọc cho nước ra không?

Như đã đề cập ở trên, bạn tuyệt đối không được chọc vỡ vết phồng nước ra vì điều này sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn và cũng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Bạn nên để vết phồng tự vỡ ra thay vì tác động như vậy.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc xoay quanh vấn đề cách xử lý vết bỏng bị phồng nước .Đừng quên vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng các loại muối sinh lý và bông tiệt trùng để giúp cho vết thương mau lành hơn nhé.

This post was last modified on 28/02/2024 14:21

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago