Công ty hợp danh là gì, đặc điểm công ty hợp danh? Hồ sơ, thủ tục, điều kiện thành lập công ty hợp danh. Ưu nhược điểm của công ty/doanh nghiệp hợp danh. Tất cả sẽ được Anpha giải đáp trong bài viết này.
Bạn đang xem: Chi tiết hồ sơ, thủ tục & điều kiện thành lập Công Ty Hợp Danh
Công ty hợp danh là gì? Ví dụ về công ty hợp danh
- Công ty hợp danh là một trong các loại hình doanh nghiệp, có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty (không giới hạn thành viên hợp danh), ngoài ra có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Ví dụ một số công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay như: công ty Luật hợp danh FDVN, công ty luật hợp danh Niềm Tin Việt (thành viên đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA Viet Nam)…
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh
1. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020
–
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn thành lập công ty hợp danh thì trong bộ hồ sơ cần bổ sung: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư tại Kế toán Anpha để tối ưu tốc độ ra giấy phép.
2. Quy trình, thủ tục thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Bạn chuẩn một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như Anpha chia sẻ trên.
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ, bạn tiến hành nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:
➨Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hiện tại, một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương chỉ nhận hồ sơ online. Do vậy, bạn nên liên hệ để xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện để tránh mất thời gian và công sức.
➨Cách 2: Nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Khi nộp hồ sơ thành lập công ty hợp danh trực tuyến, bạn thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
- Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh. Bạn đăng ký tài khoản tại đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/;
- Sử dụng chữ ký số. Với cách này, bạn bắt buộc làm thủ tục mua chữ ký số điện tử.
Tham khảo cách nộp hồ sơ mở công ty hợp danh online tại đây: Thủ tục đăng ký kinh doanh online.
Xem thêm : Son môi đỏ gạch hợp với da nào? TOP son môi Hàn Quốc màu đỏ gạch đáng mua
➨Cách 3: Nộp qua dịch vụ bưu chính VNPost.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp thay đổi, bổ sung và nộp lại.
>> Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty.
–
Nhìn chung, quy trình thành lập công ty hợp danh không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm, hồ sơ dễ sai sót dẫn đến nộp đi nộp lại nhiều lần, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, công sức và nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tham khảo dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại Anpha – với chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng, hoàn thành từ 3 ngày.
GỌI NGAY
Đặc điểm của công ty hợp danh
1. Thành viên công ty hợp danh
Công ty hợp danh có 2 loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Đồng thời, thành viên hợp danh không được là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác nếu không có sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh còn lại trong công ty;
- Thành viên góp vốnchỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
2. Tư cách pháp nhân
Như Anpha đã chia sẻ phần trên, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Xem thêm : 7 mẹo đơn giản giúp bảo quản bơ được lâu mà không sợ hỏng
3. Huy động vốn
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… );
- Công ty hợp danh huy động vốn bằng các hình thức như: tăng vốn góp của thành viên, thêm thành viên mới, vay vốn ngân hàng…
4. Chuyển nhượng phần góp vốn
- Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần góp vốn của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý. Trường hợp thành viên hợp danh qua đời, người thừa kế chỉ trở thành thành viên hợp danh nếu có ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh còn lại đồng ý;
- Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng vốn góp mà không cần hỏi ý kiến của bất kỳ thành viên nào khác.
Ưu nhược điểm của công ty hợp danh
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây, Anpha sẽ nêu ra một số ưu, nhược điểm của công ty hợp danh, bạn có thể tham khảo:
1. Ưu điểm công ty hợp danh
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của công ty khi có phát sinh xảy ra, vì thế công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của khách hàng và đối tác kinh doanh;
- Dễ vay vốn ngân hàng và hoãn nợ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác do thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm đến cùng (vô hạn) đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Việc quản lý và điều hành công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên hợp danh ít và hầu hết đều là những người đã có mối quan hệ mật thiết với nhau trước đó.
2. Nhược điểm của công ty hợp danh
Bên cạnh những ưu điểm thì công ty hợp danh cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao do phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên việc huy động vốn có phần bị hạn chế. Thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc thêm thành viên mới nếu muốn tăng vốn điều lệ;
- Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên;
- Số lượng thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam không nhiều.
Điều kiện thành lập công ty hợp danh
1. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty/doanh nghiệp hợp danh
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn.
2. Điều kiện về tên công ty hợp danh
- Tên công ty hợp danh phải đảm bảo 2 thành tố theo thứ tự: Loại hình công ty và tên riêng;
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
- Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp hay và đúng.
3. Điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty hợp danh
- Trụ sở công ty phải ở lãnh thổ Việt Nam;
- Địa chỉ công ty phải cụ thể, chính xác: số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Không đặt địa chỉ công ty tại nhà tập thể, nhà chung cư hoặc nhà tập thể.
4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Công ty có quyền tự do đăng ký những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam được quy định chi tiết tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg;
- Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề đó theo quy định của pháp luật như: giấy phép con, chứng chỉ ngành nghề, điều kiện về vốn điều lệ tối thiểu…
>> Xem thêm: Danh mục 277 mã ngành có điều kiện.
5. Điều kiện về vốn điều lệ
- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty;
- Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.
Một số câu hỏi khi thành lập công ty, doanh nghiệp hợp danh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/01/2024 23:42