Nếu đời sống xã hội là một bức tranh đa dạng, nhiều màu thì hệ thống phong tục cũng phong phú, đa dạng không kém. Mỗi lĩnh vực hoạt động sống của con người đều có thể hình thành một hệ thống phong tục nhất định. Như trong lao động sản xuất có phong tục canh tác, trồng trọt; trong sinh hoạt văn hoá như phong tục lễ hội, phong tục cưới hỏi; trong đời sống tinh thần, tâm linh như phong tục ma chay, cúng giỗ… Bởi vậy, phong tục là một phần của văn hoá cộng đồng và trong tiến trình phát triển của xã hội có những phong tục không còn phù hợp thì dần dần mai một, nhưng cũng có sự ra đời, hình thành những phong tục, tập quán mới.
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Bạn đang xem: Phong tục tập quán là gì? (Cập nhật 2024)
Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, làng xóm, phường, khu dân cư văn hóa mới nhằm loại trừ các phong trào lỗi thời, duy trì và phát triển các phong trào tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới của các tầng lớp nhân dân. Những phong tục ở Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến như: các phong tục cưới hỏi như bánh phu thê, tục thách cưới, các thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng, lễ xin dâu, mẹ cô dâu không đi đưa dâu, phù dâu, thủ tục khi đàn bà tái giá,… Các phong tục sinh dưỡng như dạy con từ thuở bào thai, tục xin quần áo cũ của trẻ sơ sinh, “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”, con mới đẻ không đặt tên chính, tuổi trong khai sinh không đúng với tuổi thực,… Các phong tục về giao thiệp như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “tóc thề”, tục bán mở hàng, tục nhuộm răng, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. đạo thầy trò,… Các phong tục về đạo hiếu như tục khao lão, yến lão, “ruộng hương hỏa”, tộc trưởng, bàn thờ vọng, “hợp tự”, gia phả,… Các phong tục về lễ tang như “thọ mai gia lễ”, “ba cha tám mẹ”, “chúc thư”, “cư tang”, “mũ đai gai chuối và chống gậy”, “năm hạng tang phục”, cha mẹ không đưa tang con, các phong tục khi đám tang trong ngày tết, đi đường gặp đám tang, tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ an táng, lễ ba ngày, lễ cúng cơm trong trăm ngày, tục đốt vàng mã, chiêu hồn nạp táng, hình nhân thế mạng,…
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa tập quán như sau:
Đồng thời, Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP cũng có định nghĩa về tập quán là thói quen hình thành nếp sống trong xã hội, sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi đó thừa nhận cũng như coi là quy ước chung của cộng đồng để thực hiện theo.
Đặc biệt, chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật cũng không trái đạo đức xã hội. Và trong trường hợp cả pháp luật cùng tập quán đều quy định về một vấn đề thì Toà án sẽ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mà không áp dụng tập quán.
Do đó, có thể hiểu, tập quán là quy tắc xử sự không mang tính cưỡng chế, xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân; được hình thành tự nhiên, lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
Nước ta với bề dày lịch sử cũng như gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống nên tập quán được áp dụng ở khá nhiều nơi. Trong đó, có thể kể đến một số trường hợp áp dụng tập quán theo quy định tại Bộ luật Dân sự như:
– Xác định họ của cá nhân: Xác định theo họ cha đẻ hoặc mẹ đẻ (nếu có thoả thuận). Trong trường hợp không có thoả thuận thì xác định theo tập quán (khoản 2 Điều 26).
– Xác định dân tộc của cá nhân: Nếu cha mẹ không có thoả thuận thì xác định dân tộc của con theo tập quán. Nếu tập quán của cha và mẹ khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn (khoản 2 Điều 29).
– Nếu súc vật thả rộng theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại theo tập quán. Tuy nhiên, tập quán này phải không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (khoản 4 Điều 603)…
Xem thêm : Các loại trái cây và rau xanh tốt nhất cho phụ nữ sau sinh
Tuy nhiên, cần phải biết rằng, không phải tập quán nào cũng được chấp nhận và thực hiện bởi thực tế có rất nhiều tập quán lạc hậu cần được xoá bỏ và nghiêm cấm. Có thể kể đến các tập quán về hôn nhân và gia đình nêu tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP như:
– Kết hôn khi chưa đủ tuổi.
– Cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn do mê tín dị đoan, lá số…
– Đa thê.
– Tục thách cưới cao mang tính chất gả bán: Đòi bạc trắng, tiền mặt… để dẫn cưới…
Điều kiện áp dụng tập quán là gì?
Cũng theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự, điều kiện áp dụng tập quán như sau:
– Các bên không có thoả thuận.
– Pháp luật không quy định.
Nếu có hai điều kiện nêu trên, các bên có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán này phải không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật gồm:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được phân biệt đối xử trong bất kỳ trường hợp và lý do nào cũng như được pháp luật bảo hộ về quyền nhân thân, tài sản như nhau.
Xem thêm : 99 biệt danh, tên ở nhà cho bé trai hay, dễ thương và đáng yêu
– Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự do thoả thuận, cam kết. Tuy nhiên, thoả thuận, cam kết của các bên phải không được trái luật, đạo đức xã hội.
– Việc thực hiện, chấm dứt quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân phải thực hiện một cách thiện chí, trung thực, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng cũng như của cá nhân, pháp nhân khác.
Giáo sư Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa du lịch rằng:
“ Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận và tuân theo. Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Đó là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội.”
Từ các khái niệm trên có thể hiểu, phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
Phong tục tập quán gồm một số đặc điểm như:
+ Phong tục tập quán luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp;
+ Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử;
+ Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong nhóm;
+ Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân;
+ Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/02/2024 07:49
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024