Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hành vi vi phạm nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Căn cứ điều 129 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Bạn đang xem: Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Có thể hiểu là hành vi sử dụng dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
Ví dụ: Tháng 2.2012, ông H sản xuất hơn 34.000 lon nước uống tăng lực có hình hai con trâu húc nhau màu đỏ, giữa hai con trâu là hình tròn màu vàng và bán ra thị trường.
Tháng 9.2006, Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Pharmaceutical Industries Thái Lan sở hữu nhãn hiệu Red Bull + hình (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hành vi của ông H là hành vi sử dụng dấu hiệu (cụ thể trong tình huống này là hình ảnh hai con trâu húc nhau, giữa 2 con trâu có vòng tròn màu vàng) trùng với nhãn hiệu “Red Bull” + hình đã được bảo hộ cho nước uống tăng lực của công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Pharmaceutical Industries Thái Lan.
Do vậy, hành vi của Ông H bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm : Hoa thanh liễu có thắp hương được không?
Có thể hiểu là dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký trùng và sản phẩm/dịch vụ tương tự hoặc liên quan với nhãn hiệu đã được bảo hộ. – Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:
– Một sản phẩm và một dịch vụ bị xem là tương tự nhau nếu:
Ví dụ: Năm 2010, Ông B chủ doanh nghiệp tư nhân đã sản xuất một số lượng lớn mũ thời trang và lấy tên cho sản phẩm mũ là “X – Lady”. Trước đó, Năm 2004, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Kim Hên đã sử dụng nhãn hiệu “X – Lady” để đăng ký cho nhóm sản phẩm Quần, áo, túi xách, bóp và đã được bảo hộ. Như vậy, hành vi này của ông B được xem là sử dụng nhãn hiệu “ X – Lady” trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa tương tự (quần áo và mũ là hàng hóa tương tự nhau), việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa. Vì vậy, hành bi của ông B bị xem là là hành vi xâm phạm quyền đối với với nhãn hiệu
Hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Hay có thể hiểu là hành vi sử dụng dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về:
Ví dụ: Nhãn hiệu SAMSUNG & hình, chữ SAMSUNG lồng trong hình elip được công ty SAMSUNG ELECTRONICS CO., LTD đăng ký độc quyền cho nhóm điện thoại di động vào năm 2014.
Ngày 1.10.2016, ông A thành lập công ty dịch vụ sửa chữa điện thoại di động với tên gọi Công ty TNHH SAMSUNG Việt Nam, việc sử dụng dấu hiệu SAMSUNG trong tên công ty được gọi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu SAMSUNG đã được bảo hộ.
Như vậy, hành vi của ông A bị xem là hành vị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “SAMSUNG”
Xem thêm : Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch tây nguyên là gì?
Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Căn cứ điều 4 Luật sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Ví dụ: “Cocacola”, “Dove”, “Lacoste”, “Kfc”, “Nike”. Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Ví dụ: Cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu “Cocacola” để đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ bất kỳ tại Việt Nam đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Xem thêm >> Đăng ký quyền tác giả , Đăng ký bản quyền
Gọi ngay 1900 6518 nếu Bạn cần hỗ trợ bất cứ điều gì!
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/02/2024 16:17
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024