Câu hỏi: Chương trình dịch dùng để làm gì?
A. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên.
B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Bạn đang xem: Chương trình dịch dùng để làm gì?
C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình.
D. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên.
Đáp án đúng B.
Chương trình dịch dùng để dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy, chương trình dịch là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án B:
Chương trình dịch hay phần mềm biên dịch là một chương tình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình, thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn như ngôn ngữ máy.
Xem thêm : Mạng Internet Gồm Có Những Thành Phần Nào?
Những đặc điểm của chương trình dịch bao gồm:
– Tính chịu lỗi. Chương trình có thể chấp nhận một lỗi của đầu vào và đưa ra các gợi úc xử lý phù hợp. Chương trình dừng ngay ở lỗi đầu tiên không thể coi là tốt.
– Tính toàn vẹn là kết quả ở ngôn ngữ đích phải hoàn toàn tương đương với đầu vào viết ở ngôn ngữ nguồn.
– Tính trong suốt chương trình dịch phải rõ ràng về kết quả sau từ bước thực hiện, giúp người dùng có thể hiệu chỉnh và sửa lỗi nếu có sau từng bước thực hiện.
– Tính hiệu quả là chương trình dịch sử dụng không quá nhiều bộ nhớ và công suất tính toán, kết quả ở ngôn ngữ đích là đủ tốt.
Các giai đoạn chương trình dịch phải trải qua bao gồm:
– Giai đoạn phân tích nhằm phân tích chương trình nguồn về từ vựng và cú pháp.
– Giai đoạn tổng hợp nhằmg tạo ra chương trình đích gồm ba bước, bao gồm:
Xem thêm : Danh sách 20 bộ phim quái vật đáng xem nhất 2024 mà các bạn nên trải nghiệm ngay
+ Sinh mã trung gian là chuyển chương trình nguồn về chương trình trung gian.
+ Tối ưu mã là chỉnh sửa, tối ưu chương trình trung gian.
+ Sinh mã là tạo chương trình đích từ chương trình trung gian đã tối ưu.
– Các trình biên dịch sẽ chuyển dịch mã nguồn viết trong một ngôn ngữ cấp cao thành mã đối tương hay ngôn ngữ máy mà có thể được thi hành trực tiếp bởi một máy tính hay bởi một máy ảo. Việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ cấp thấp sang một ngôn ngữ cấp cao hơn cũng có thể xảy ra, quá trình này thường được hiểu như là bộ biên dịch ngược nếu nó có thể tái tạo lại một chương trình trong ngôn ngữ cấp cao.
– Tồn tại các trình biên dịch chuyển đổi từ ngôn ngữ cao này sang ngôn ngữ cao khác hay là chuyển đổi sang một ngôn ngữ mà nó cần để tiếp tục xử lý về sau những trình biên dịch như vậy được biết như là bộ biên dịch phân tầng. Các loại trình biên dịch cho kết quả là mã đối tượng thì một cách cơ bản bao gồm mã máy tăng cường thêm các thông tin về tên vị trí của các ngõ và các gọi ngoài.
– Một tập hợp của các tập tin đối tượng mà không hẳn được cung cấp từ cùng một trình biên dịch thì vẫn có thể được liên kết với nhau để tạo nên các chương trình khả thi cuối cùng cho một người dùng. Để làm được điều đó thì các tập tin đối tượng đó phải được thiết kế chung nhau về dạng thức.
Như vậy, Chương trình dịch dùng để làm gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp