Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và dùng để đặt câu. Một từ có thể có một hoặc nhiều “âm tiết” (một số tài liệu sẽ gọi là “tiếng”). Từ có hai âm tiết trở lên được gọi là từ phức, trong từ phức gồm từ ghép và từ láy. Trong từ ghép bao gồm từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Vậy Từ ghép chính phụ là gì?
Từ ghép là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn, các từ này có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau.Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….
Bạn đang xem: Từ ghép chính phụ là gì?
Từ ghép là yếu tố để cấu tạo nên câu tiếng Việt. Từ ghép giúp xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết một cách chính xác, làm cho câu trở nên logic cả về hình thức và nội dung.
Từ ghép có nhiều loại và đa dạng hơn so với từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.
Đối với người viết, người nói từ ghép giúp diễn tả chính xác các từ ngữ trong câu văn hay trong lời nói. Đối với người nghe, người đọc từ ghép giúp hiểu nội dung thông tin mà người nói muốn truyền tải dễ dàng hơn mà không cần phải suy đoán.
Dựa trên căn cứ mối quan hệ giữa các tiếng trong từ và về mặt ngữ pháp mà người ta chia từ ghép thành 2 nhóm lớn: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa tiếng chính và tiếng phụ trong từ. Trong đó tiếng chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn tiếng phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó.
Xem thêm : Góc cảnh báo: 5 tác hại giật mình khi cho bé BÚ BÌNH khi ngủ mà mẹ không biết
– “Bà ngoại” là một từ ghép chính phụ.
Cụ thể: “bà” và “ngoại” có mối quan hệ với nhau về ngữ nghĩa, âm tiết “ngoại” làm rõ nghĩa cho âm tiết “bà” (tức để làm rõ là đang đề cập đến bà, nhưng là bà ngoại chứ không phải là bà nội).
– “Ông nội” là một từ ghép chính phụ.
Ông là tiếng chính, bao quát hơn. Còn nội là tiếng phụ, làm rõ cho từ ông.
– Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
– Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
– Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, từ chính thể hiện vai trò ý nghĩa chính còn từ phụ chỉ đi theo để bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Xem thêm : Cách đặt bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa đúng cách
Ví dụ: Bà ngoại; Bút chì; Con cái; Hoa mai; Sách giáo khoa; tàu ngầm; tàu thủy; xe đạp;….
– Từ ghép chính phụ gốc Việt (về cơ bản, âm tiết chính và âm tiết phụ là từ gốc Việt).
Từ ghép chính phụ gốc Việt bậc 1: (âm tiết chính là từ đơn). Ví dụ: hoa hồng, hoa lan, hoa phượng…
Từ ghép chính phụ gốc Việt bậc 2: (âm tiết chính là từ ghép). Ví dụ: động cơ đốt trong, máy bay không người lái…
– Từ ghép chính phụ gốc Hán
Từ ghép chính phụ gốc Hán: phụ trước – chính sau. Ví dụ: bạch mã (“bạch” là âm tiết phụ, “mã” là âm tiết chính – con ngựa trắng)
Từ ghép chính phụ gốc Hán: chính trước – phụ sau. Ví dụ: đại diện (“đại” là âm tiết chính, “diện” là âm tiết phụ – thay mặt).
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Từ ghép chính phụ là gì?đến bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/02/2024 18:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024