Thế nào là vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật? Vi Phạm hành chính có những đặc điểm nào và pháp luật nào xử phat.
Pháp luật đặt ra những quy chuẩn để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong đời sống xã hội. Người nào làm trái các quy định của pháp luật thì tuỳ vào mức độ mà bị xử lý cho phù hợp. Trong đó, việc vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên nhất.
Bạn đang xem: Thế nào là vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm : Ngành Truyền thông Đa phương tiện học trường nào tại Hà Nội?
Dựa vào khái niệm nêu ra ở trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của vi phạm hành chính như sau:
Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).
Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó:
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Xem thêm : Review top 10 serum rau má trị mụn tốt nhất không nên bỏ qua
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…
Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Xem thêm: Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật xử lý vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thế nào là vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 13:13
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024