Logistics có nguồn gốc từ Latin – Logic (nghĩa là hợp lý), khái niệm Quản trị Logistics được hiểu là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Chuỗi cung ứng
Bạn đang xem: Phân biệt Logistics (Chuỗi vận chuyển) với Supply Chain (Chuỗi cung ứng)
Chuỗi cung ứng là hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ nhà cung cấp, sản xuất đến người tiêu dùng. Một chuỗi cung ứng thường bao gồm các công đoạn từ thu mua nguyên liệu thô, cung cấp cho phía sản xuất, sản xuất sản phẩm, phân phối đến các hệ thống bán lẻ và đến tay người tiêu dùng.
Quản lý chuỗi cung ứng
CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals) đã định nghĩa chính thức về quản lý chuỗi cung ứng như sau:
“Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”
Quản lý chuỗi cung ứng – các ranh giới và mối quan hệ
Quản lý chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
Xem thêm : Tìm hiểu tên gọi vị trí cầu thủ bóng đá Tiếng Anh là gì?
Sự cần thiết của một chuỗi cung ứng toàn diện với hiệu quả và hiệu suất cao
Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh sẽ giúp họ đến gần với vực thẳm hơn. Vì để đầu tư một bộ máy làm việc với nhiều bộ phận để hoàn thành một sản phẩm, họ phải gánh trên mình một khoảng phí khổng lồ. Trong đó là chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ mà họ đang sở hữu. Thay vào đó, hãy liên kết với các đối tác khác mà ở đó họ sẽ làm tốt hơn và thậm chí có thể cung cấp với mức phí thấp hơn rất nhiều. Giả sử, ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nhà cung cấp có thể giúp tiết kiệm 10% chi phí thì ở thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 10%, một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó.
Các trường phái khác nhau về logistics và chuỗi cung ứng
Theo quan điểm truyền thống, supply chain (chuỗi cung ứng) chỉ là một phần nhỏ của logistics và thường được xem là logistics bên ngoài phạm vi công ty.
Một quan niệm khác cho rằng, chuỗi cung ứng chỉ là một tên gọi khác, được “gán nhãn lại” của logistics. Với trường phái này, logistics và supply chain có ý nghĩa tương tự như nhau.
Trường phái thứ ba xem chuỗi cung ứng là một chiến lược rộng lớn, cắt ngang tất cả các quy trình của công ty.
Tuy nhiên, quan điểm phổ biến nhất là quan điểm hợp nhất (unionist) xem logistics là một bộ phận của supply chain, bởi những người theo quan điểm này cho rằng supply chain là một chuỗi quy trình thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đây cũng là quan điểm được nhiều người ủng hộ nhất, với việc xem supply chain là tất cả các hoạt động, quy trình logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau; trong khi logistics management là một bộ phận của supply chain management với các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hóa một cách hiệu quả.
Một mô hình chuỗi cung ứng cơ bản theo quan điểm hợp nhất (unionist) thường gồm nhiều công đoạn và logistics là một bộ phận quan trọng không thể thiếu.
Xem thêm : Rửa Nabifar có cần rửa lại nước sạch không? Hướng dẫn sử dụng Nabifar đúng cách
Sự khác nhau giữa Quản trị Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “quản trị chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó khá lâu, đã xuất hiện thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics).
Về quy mô:
- Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một công ty vừa và nhỏ còn chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác để phân phối sản phẩm đến thị trường.
- Logistics truyền thống chỉ tập trung chú ý vào các hoạt động như thu mua, phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho. Trong khi đó Quản trị chuỗi cung ứng không chỉ gồm Logistics truyền thống mà còn bao gồm các hoạt động như tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng.
Về mục tiêu:
Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí và tăng được chất lượng dịch vụ còn quản lý chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu ở giảm được chi phí toàn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.
Về công việc:
Quản trị Logistics quản lý các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả quản trị Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…
Tổng hợp những điểm khác nhau cơ bản của hai khái niệm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp