Categories: Tổng hợp
Published by
Video vị trí địa lý nhật bản lớp 11

Với tóm tắt lý thuyết Địa 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 11.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

I. Vị trí địa lí

♦ Đặc điểm

– Phạm vi lãnh thổ:

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, có diện tích khoảng 378 nghìn km2. Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

+ Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ từ 123°Đ đến 154°Đ.

– Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía đông bắc của châu Á.

+ Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương; phía tây giáp biển Nhật Bản; phía bắc giáp biển Ô-khốt.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

♦ Ảnh hưởng

– Thuận lợi:

+ Có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á – Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế.

– Khó khăn: Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai, nhất là động đất và sóng thần, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

1. Địa hình và đất

♦ Nhìn chung, Nhật Bản là một đất nước nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ phức tạp.

– Khu vực đồi núi:

+ Chiếm khoảng 4/5 diện tích, phần lớn là núi trẻ, độ cao trung bình từ 1500 – 2000 m.

+ Có nhiều núi lửa, chiếm khoảng 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới.

+ Đất pốt dôn, đất nâu… thích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi.

– Khu vực đồng bằng:

+ Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

+ Do diện tích đồng bằng và đất rất ít nên nhiều sườn đồi núi đã được khai thác để sử dụng vào việc canh tác.

2. Khí hậu

Đặc điểm

– Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm.

– Khí hậu Nhật Bản phân hóa rõ rệt:

+ Theo chiều bắc – nam: Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

+ Theo chiều đông – tây: sự phân hóa thể hiện rõ ở đảo Hôn-su, phía đông đảo ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo có mùa đông lạnh hơn, nhiều tuyết.

+ Ở những khu vực địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Ảnh hưởng

– Khí hậu thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

– Khí hậu phân hóa đa dạng ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ, loại hình du lịch.

3. Sông, hồ

Đặc điểm

+ Mạng lưới sông ngòi khá dày, đa số các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn. Sông dài nhất là sông Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hôn-su. Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-ra, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô,…

Ảnh hưởng

– Các sông có giá trị về thuỷ điện nhưng hạn chế về mặt giao thông.

– Nhiều hồ ở Nhật Bản có cảnh quan đẹp có thể khai thác để phục vụ du lịch.

4. Sinh vật

– Sinh vật khá phong phú, có các kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

+ Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô;

+ Rừng lá rộng có ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

– Rừng là tài nguyên quan trọng của Nhật Bản với thành phần loài rất đa dạng. Đây là cơ sở để phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.

5. Khoáng sản

– Nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá (đảo Hô-cai-đô, Kiu-xiu) và đồng (đảo Hôn-su), các khoáng sản khác (vàng, chì – kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,…) có trữ lượng không đáng kể. => Nhật Bản phải nhập khẩu phần lớn khoáng sản để phục vụ sản xuất công nghiệp.

– Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên để phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh như: Cư-xát-xư, Ha-cô-nê (đảo Hôn-su), Y-u-phu-in, Bép-pu (đảo Kiu-xiu),…

6. Biển

– Đường bờ biển dài khoảng 29000 km với vùng biển rộng, phần lớn biển không đóng băng, bờ biển bị chia cắt tạo thành nhiều vùng vịnh, là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển.

– Vùng biển Nhật Bản có tính đa dạng sinh học cao, 25% số loài cá biển trên thế giới có mặt ở vùng biển này.

– Do nằm ở nơi giao nhau của dòng biển nóng Cư-rô-si-vô và dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô nên Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nguồn cá dồi dào, các loài cá có giá trị là cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi…. Đây là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành khai thác thuỷ sản.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

♦ Đặc điểm

– Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

– Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

– Thành phần dân cư của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

– Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

– Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

– Vấn đề đô thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020);

+ Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a…

+ Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

♦ Ảnh hưởng

– Số dân đông tạo cho Nhật Bản có một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh.

– Cơ cấu dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động trong tương lai, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

– Dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng đô thị cũng nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm.

2. Xã hội

♦ Đặc điểm

– Nhật Bản có phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc. Trong văn hóa Nhật Bản, đạo Shintô là tín ngưỡng truyền thống. Người Nhật trân trọng và bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội.

– Người dân Nhật Bản rất chăm chỉ, có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Nhật Bản nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế trên thế giới.

– Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao; chỉ số HDI của Nhật Bản thuộc nhóm rất cao, đạt 0,923 năm 2020.

– Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các nhà trường đều đề cao thái độ và giá trị đạo đức để hình thành nên nhân cách, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

– Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chi tiêu cho y tế của Nhật Bản chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.

♦ Ảnh hưởng:

– Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch của Nhật Bản.

– Ý chí vươn lên của người Nhật Bản và nguồn nhân lực có chất lượng cao đã giúp Nhật Bản khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép quốc gia này duy trì được sự thịnh vượng của mình.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác:

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 25 : Thực hành viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 28: Thực hành viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

This post was last modified on 18/02/2024 18:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

12 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

12 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

16 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

21 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

21 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

22 giờ ago