Gai lưỡi là những nốt hình nấm ở trên đầu và hai bên lưỡi, có vai trò hỗ trợ cho quá trình ăn uống hàng ngày. Khi bộ phận trên bị viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy lưỡi khó chịu và nhạy cảm hơn. Những hình ảnh viêm gai lưỡi trong bài viết sau sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết bệnh lý.
Theo Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, viêm gai lưỡi là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào với các dấu hiệu điển hình sau:
Bạn đang xem: Hình ảnh viêm gai lưỡi: Nhận biết sớm, điều trị sớm
– Bề mặt lưỡi có vết nứt gây đau nhức.
– Lưỡi thay đổi màu sắc, không còn màu hồng mà chuyển sang đỏ kèm theo đốm trắng.
– Lưỡi bị ngứa, rát, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
– Các mô, nhú ở trên niêm mạc lưỡi dần biến mất.
– Lưỡi nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ nóng hoặc lạnh.
– Gai lưỡi bị sưng lên thành từng cục nhỏ.
Để biết được bản thân có bị viêm gai lưỡi không, bạn có thể dựa trên hình ảnh sau:
Để chữa viêm gai lưỡi, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus để loại bỏ những ổ viêm. Điển hình như:
Xem thêm : Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh
Clotrimazol:
Clotrimazol là thuốc kháng nấm, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nấm Candida trong miệng và gây viêm gai cuống lưỡi.
– Thành phần: Clotrimazol.
– Công dụng: Thay đổi tính thấm của màng, tiêu diệt nấm trong khoang miệng và giảm các triệu chứng của bệnh viêm gai lưỡi.
– Cách sử dụng: Dùng viên ngậm 10mg, ngày ngậm 3 lần.
Corticoid:
Để các triệu chứng của viêm gai lưỡi cải thiện, bạn có thể dùng thuốc Corticoid dùng tại chỗ.
– Thành phần chính: Cortisol.
– Công dụng: Giảm đau nhức, sưng tấy ở lưỡi.
– Cách sử dụng: Thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng bị viêm 1 – 2 lần/ngày.
Nystatin:
Xem thêm : Đặc điểm cơ bản nhà nước và Bộ máy nước CHXHCN Việt Nam
Nystatin là thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều để chữa viêm gai cuống lưỡi. Thuốc bào chế từ dịch streptomyces noursei.
– Thành phần chính: Ethanol, Propyl hydroxybenzoate…
– Công dụng: Giảm đau rát ở lưỡi nhờ liên kết với màng tế bào nấm gây bệnh và biến đổi tính thấm của màng.
– Liều dùng: Uống 1 – 2 viên/lần, ngày uống 3 – 4 lần.
Theo bác sĩ Thu Hiền, bạn cần phối hợp uống thuốc và chăm sóc cẩn thận tại nhà thì bệnh viêm gai lưỡi mới nhanh chóng thuyên giảm. Cụ thể, khi chăm sóc tại nhà, bạn nên:
– Chải răng 2 – 3 lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn trong khoang miệng tiếp tục xâm nhập vào lưỡi và khiến cho tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng.
– Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn.
– Kiêng những thực phẩm cay, nóng vì sẽ khiến cho lưỡi bị kích ứng kèm theo cảm giác đau nhức kéo dài.
– Tránh dùng chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá…
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt, cá… để bổ sung dưỡng chất giúp bệnh nhanh giảm bớt.
Những hình ảnh viêm gai lưỡi ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết bệnh lý và có phương án xử lý sớm. Nhìn chung, đây là một bệnh lý phổ biến, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày..
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/02/2024 02:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024