Categories: Tổng hợp

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

Published by

1. Vốn điều lệ là gì? Vốn chủ sở hữu là gì?

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể:

34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Hiện nay, không có giới hạn nào cho việc đăng ký vốn điều lệ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành, nghề đặc thù đòi hỏi phải đăng ký vốn điều lệ ở mức nhất định thì mới đủ điều kiện kinh doanh (vốn pháp định).

Vốn điều lệ có thể là Đồng Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hay các loại tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam (theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020).

Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể cũng như giải thích rõ ràng về vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thường được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đồng thời, là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác. Thông thường, vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở dạng vốn góp, lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch đánh giá tài sản…

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Có thể phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu qua những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu

Bản chất

Là khoản tài sản mà chủ sở hữu và các thành viên đóng góp, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.

Là khoản tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh thu lại được.

Về cơ chế hình thành

Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên và chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nợ

Vốn điều lệ có thể được xem như một loại tài sản nhưng đồng thời cũng là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.

Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

Về ý nghĩa

Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn.

Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình tăng, giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

Việc phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu sẽ góp phần quản lý tài chính công ty hiệu quả đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý khi cần và làm tăng tính minh bạch, đáng tin cậy cho các bên liên quan.

3. Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Mặc dù khác nhau nhưng vốn điều lệ khác vốn chủ sở hữu lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ công ty lớn là do các thành viên đã góp/cùng cam kết góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ phần nào giúp doanh nghiệp tạo sự uy tín với đối tác, khách hàng, ổn định nguồn vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh…
Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu (Ảnh minh họa)
  • Vốn điều lệ tăng có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu.
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh năng lực và sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin giải thích về: Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào? Nếu cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 0938.36.1919 để được tư vấn.

This post was last modified on 17/04/2024 11:32

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago